Sự kiện & Bình luận

Chính phủ: Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam "thẳng nhất có thể"

Minh Nguyệt
Chính trị xã hội
11:18 | 27/09/2024
Baovannghe.vn - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, quan điểm trong đầu tư xây dựng tuyến đường sắt có tốc độ thiết kế 350 km/giờ “thẳng nhất có thể," “gặp núi qua núi, gặp sông bắc cầu."
aa

Tại Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (tháng 9/2024), Trung ương thống nhất chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đồng thời xác định đây là nhiệm vụ chính trị và ưu tiên nguồn lực đầu tư thực hiện sớm.

Để hiện thực hóa chủ trương, Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành, đơn vị liên quan đang khẩn trương xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, chuẩn bị trình tự, hồ sơ thủ tục để trình Quốc hội.

Tuyến vận tải quan trọng góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam

Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Nguyễn Danh Huy, mục tiêu đầu tư dự án nhằm xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.

Về mục tiêu cụ thể, phấn đấu phê duyệt chủ trương đầu tư trước năm 2025; giải phóng mặt bằng, khởi công trước năm 2030; hoàn thành toàn tuyến trước năm 2045.

Về phạm vi đầu tư, điểm đầu tại thành phố Hà Nội: tổ hợp ga Ngọc Hồi (đầu mối vận chuyển hành khách và hàng hóa phía Nam của khu đầu mối đường sắt Hà Nội). Điểm cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh: Ga Thủ Thiêm (đầu mối vận chuyển hành khách phía Đông của khu đầu mối đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh).

Dự án đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chính phủ: Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam
Tổng mức đầu tư sơ bộ của Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam vào khoảng 67,34 tỷ USD

Theo chủ trương, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có chiều dài 1.541km đi qua 23 nhà ga được xác định sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 67,34 tỷ USD và thời gian hoàn thành vào năm 2035.

Tổng mức đầu tư sơ bộ của Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam vào khoảng 67,34 tỷ USD

Để tối ưu chi phí vận tải, phát huy ưu thế của từng phương thức, kinh nghiệm quốc tế, năng lực hệ thống kết cấu hạ tầng hiện tại, kết quả dự báo nhu cầu vận tải, công năng của tuyến đường sắt trên trục Bắc-Nam, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đề xuất: xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; chiều dài khoảng 1.541km với 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa; đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết; đường sắt Bắc-Nam hiện hữu vận chuyển hàng hóa và khách du lịch chặng ngắn. Tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam dự kiến đầu tư với chiều dài 60% là cầu, 10% là hầm và 30% là nền đất...

Trước báo cáo tiền khả thi của Bộ Giao thông Vận tải. lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ đã thẳng thắn trình bày quan điểm xung quanh phạm vi đầu tư dự án, hiệu quả kinh tế phương án chuyên vận chuyển hành khách hoặc chạy kết hợp với tàu hàng, giữa việc đầu tư 2 đoạn tuyến và toàn tuyến... Đồng thời cũng đặt ra vấn đề, cần xem xét, áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù đã áp dụng cho đường sắt đô thị ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh cho các địa phương có tuyến đường sắt đi qua. Từ đó có những đề xuất lập danh mục công nghệ sản xuất cụ thể cần tiếp nhận, chuyển giao, làm chủ trong ngành công nghiệp đường sắt.

Rõ ràng, việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam là chủ trương đúng và trúng của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị vấn đề còn lại là sự đánh giá toàn diện về tính khoa học và cơ sở thực tiễn để thực hiện dự án.

Đó là tính kết nối giữa các mạng lưới giao thông, đường sắt, đường bộ, đường thủy...v.v.. sự kết hợp giữa vận tải hành khách với hàng hóa trong chuỗi cung ứng nói chung thay vì chỉ giới hạn trong ngành đường sắt.

Cho biết quan điểm của Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, báo cáo tiền khả thi cần thể hiện được quan điểm đầu tư xây dựng tuyến đường sắt có tốc độ thiết kế 350 km/giờ “thẳng nhất có thể," “gặp núi qua núi, gặp sông bắc cầu."

Về hình thức triển khai đầu tư, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chỉ rõ ưu điểm, nhược điểm trong trường hợp coi toàn tuyến là một dự án hoặc có nhiều dự án thành phần; đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù về phân kỳ đầu tư, phân bổ nguồn vốn Trung ương, địa phương một lần hay theo giai đoạn 5 năm/lần, sử dụng trái phiếu, ODA và các nguồn hợp pháp khác, tận dụng dư địa mức trần nợ công...

Về công nghệ, nghiên cứu cho thấy, trên thế giới có 3 loại hình công nghệ gồm: công nghệ chạy trên ray, tốc độ khoảng 250-350km/h, chi phí đầu tư trung bình, được đa số các quốc gia trên thế giới lựa chọn; công nghệ chạy trên đệm từ trường, tốc độ khoảng 600km/h, chi phí đầu tư cao, chưa phổ biến; công nghệ chạy trong ống, tốc độ lên đến khoảng 1.200km/h, chi phí đầu tư rất cao, mới đang xây dựng thử nghiệm. Căn cứ mức độ tin cậy, hiệu quả, kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới

Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị lựa chọn công nghệ đường sắt chạy trên ray.

Việc lựa chọn tốc độ thiết kế, phía Bộ Giao thông Vận tải cho rằng tốc độ 350km/h phù hợp với các tuyến dài từ 800km trở lên, tập trung nhiều đô thị có mật độ dân số cao như hành lang Bắc-Nam của nước ta.

Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải cần kiến nghị giải pháp tăng cường phân cấp, phân quyền, giao trách nhiệm cho địa phương về chuẩn bị mặt bằng, xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, nhà ga… Còn Trung ương thống nhất quản lý quy chuẩn, tiêu chuẩn từ thiết kế, hạ tầng, phương tiện, hệ thống thông tin, điều hành…; đồng thời “phân công nhiệm vụ” cho doanh nghiệp tư nhân để huy động nguồn lực bên ngoài, từ quỹ đất hai bên tuyến đường sắt để giảm bớt chi phí của Nhà nước.

“Các cơ chế, chính sách đặc thù đã áp dụng cho đường sắt đô thị ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh cần được xem xét áp dụng cho các địa phương có tuyến đường sắt đi qua," Phó Thủ tướng nêu rõ và nhấn mạnh “trong dự án phải có cơ chế cho địa phương, doanh nghiệp tư nhân."

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, một số doanh nghiệp... xây dựng và triển khai lộ trình tiếp nhận, chuyển giao, làm chủ công nghệ và phát triển công nghiệp đường sắt từ sản xuất trang thiết bị, vận hành, quản trị; bảo đảm đồng bộ, thống nhất về công nghệ, quy chuẩn, tiêu chuẩn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải cần triển khai "trước một bước" trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, sẵn sàng tiếp nhận, làm chủ công nghệ, thiết kế kỹ thuật, chế tạo trang thiết bị, vận hành, quản lý... ngành đường sắt. "Lấy phát triển đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị nói riêng, đường sắt Việt Nam nói chung để tạo cú hích cho ngành cơ khí, chế tạo, tự động hóa... và các ngành công nghiệp

Bộ Giao thông Vận tải đặt mục tiêu trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp tháng 10/2024;

Đấu thầu lựa chọn tư vấn quốc tế, triển khai khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong năm 2025-2026; triển khai giải phóng mặt bằng, đấu thầu lựa chọn nhà thầu và khởi công các dự án thành phần đoạn Hà Nội-Vinh và Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh cuối năm 2027;

Khởi công các dự án thành phần đoạn Vinh-Nha Trang năm 2028 - 2029 và phấn đấu hoàn thành đầu tư toàn tuyến năm 2035.

Minh Nguyệt | Báo Văn Nghệ

----------

Bài viết cùng chuyên mục:

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Chính phủ: Bãi bỏ 10 văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp thực tiễn Thủ tướng Chính phủ: Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện phát triển Đánh giá thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng giao bằng dữ liệu số Chính phủ: Ban hành Chiến lược phát triển Công nghiệp bán dẫn đến 2030 và tầm nhìn 2050
Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Baovannghe.vn - Bài thơ Thề non nước không chỉ là lời tự tình đằm thắm của một tâm hồn thủy chung, tin cậy mà còn cất giấu trong mình một bức tranh thiên nhiên tráng lệ và quyến rũ mê hồn vì một vẻ đẹp như sinh ra bởi con người và cũng chỉ dành để cho con người.
Nhà văn Nguyễn Chí Trung

Nhà văn Nguyễn Chí Trung

Baovannghe.vn - Nhà văn Nguyễn Chí Trung trưởng thành từ thiếu sinh quân. Đi lính từ bé và làm cán bộ đại đội từ trẻ - ngày nền nông nghiệp của ta xứng danh với cái tên “nghèo nàn và lạc hậu” thì ông hòa nhập vào lớp thanh niên “vượt lên hàng đầu, vượt là vượt như tên bay”...
Đại biểu Quốc hội: Làm rõ "Tiêu chuẩn Việt Nam" trong áp thuế tiêu thụ đặc biệt

Đại biểu Quốc hội: Làm rõ "Tiêu chuẩn Việt Nam" trong áp thuế tiêu thụ đặc biệt

Baovannghe.vn - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, sáng nay, 22.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Bản tin Văn nghệ ngày 22/11/2024

Bản tin Văn nghệ ngày 22/11/2024

Baovannghe.vn - Bộ VHTT&DL tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.
Tổ chức triển lãm 80 năm văn hóa, nghệ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổ chức triển lãm 80 năm văn hóa, nghệ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam

Baovannghe.vn - Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức Hội nghị triển khai và rà soát công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm 80 năm văn hóa, nghệ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam