Văn hóa nghệ thuật

Công bố quyết định thành lập Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định

Văn hóa nghệ thuật 09:33 | 28/08/2023
Ngày 27/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ công bố quyết định thành lập Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định.
aa
Ngày 27/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ công bố quyết định thành lập Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định. Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định được cấp giấy phép hoạt động vào ngày 21/6/2023. Bảo tàng có trụ sở tại số 145 Trần Quang Khải, phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, là bảo tàng duy nhất ở Việt Nam về lực lượng Biệt động Sài Gòn-Gia Định. Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định là bảo tàng ngoài công lập thứ 6 ở thành phố. Bảo tàng được thành lập với mục đích gìn giữ, bảo tồn và phát huy truyền thống đấu tranh anh hùng cách mạng của các chiến sỹ Biệt động Sài Gòn-Gia Định và lực lượng vũ trang TP Hồ Chí Minh.

Với sự quản lý của Nhà nước và chính quyền địa phương, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Trần Văn Lai (người hoạt động cách mạng dưới vỏ bọc tỷ phú Mai Hồng Quế, Năm USOM - thầu khoán dinh Độc Lập).

Hiện, Bảo tàng trưng bày 7 bộ sưu tập hiện vật quý giá với hơn 300 hiện vật, tư liệu hình ảnh gắn liền với từng giai đoạn hoạt động cách mạng của ông Trần Văn Lai và lực lượng Biệt động Sài Gòn gồm Bộ sưu tập các hầm bí mật chứa vũ khí, ém quân; Bộ sưu tập những chiếc xe các chiến sỹ Biệt động đã dùng để đi lại, hoạt động; Bộ sưu tập vũ khí; vật dụng sinh hoạt gắn liền với quá trình hoạt động của lực lượng Biệt động Sài Gòn; Bộ sưu tập dụng cụ đồ nghề sản xuất của Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Trần Văn Lai (Mai Hồng Quế) trong vỏ bọc nhà thầu khoán Dinh Độc Lập; Bộ sưu tập thiết bị thông tin liên lạc...

Mỗi hiện vật là một câu chuyện kể sống động, gần gũi, mang đầy tính chất huyền thoại của Biệt động Sài Gòn-Gia Định.

Được biết, thời gian tới, cùng với việc tìm kiếm, sưu tầm hiện vật, bảo tàng sẽ tiếp tục xây dựng theo hướng số hóa để lưu trữ tốt hơn. Toàn bộ dữ liệu của bảo tàng sẽ được số hóa dưới các công cụ hiện đại như 3D, VR (thực tế ảo) và AR (tăng cường thực tế) nhằm tái hiện lại các sự kiện quan trọng cùng các không gian liên quan đến Biệt động Sài Gòn-Gia Định.

QH


Đọc truyện: Giấc mơ đi lạc - Truyện ngắn của Nguyễn Thị Loan

Đọc truyện: Giấc mơ đi lạc - Truyện ngắn của Nguyễn Thị Loan

Baovannghe.vn - Giọng đọc: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Những vị thần trong vườn

Những vị thần trong vườn

Baovannghe.vn - Khu vườn nhà ngoại đón Thành bằng những cơn gió mát lồng lộng mùi lá cây. Hình như có mùi lá xoài non thoang thoảng chua. Mùi ổi chín thơm nhè nhẹ. Mùi những loài hoa dại không tên. Những mùi hương dìu dịu theo gió xua đi bực bội trong lòng Thành.
Em dâu - Thơ Nguyễn Thị Thúy Ngoan

Em dâu - Thơ Nguyễn Thị Thúy Ngoan

Baovannghe.vn- Nhớ ngày em về làm dâu/ Trăng tròn mười sáu lưng cầu gió đưa
Tiếng gọi ở Trường Sa - Thơ Hoài Khánh

Tiếng gọi ở Trường Sa - Thơ Hoài Khánh

Baovannghe.vn- Giọng hò kéo chài của năm mươi người con trai theo cha Lạc Long Quân/ Gọi ta về nơi cội nguồn xa thẳm
Nửa thế kỷ chuyển động của mỹ thuật Việt Nam

Nửa thế kỷ chuyển động của mỹ thuật Việt Nam

Baovannghe.vn - ..Sau nhiều năm chiến tranh, được sự quan tâm đầu tư bài bản, mỹ thuật về đề tài LLVT, chiến tranh cách mạng đã khởi sắc, song công bằng nhận xét thì vẫn chưa nhiều tác phẩm lớn thuyết phục, có sức lan tỏa mạnh mẽ.