Sự kiện & Bình luận

Đại biểu Quốc hội: xác định nhu cầu thực về nhà ở thương mại

PV
Đời sống 16:08 | 21/11/2024
Baovannghe.vn - Sáng 21.11, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất (dự thảo).
aa

Tại phiên thảo luận, Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất (dự thảo), nhiều đại biểu Quốc hội đã đưa ra những góc nhìn trực diện xung quanh đề xuất của Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét dự thảo Nghị quyết, trong đó cho thí điểm trong 5 năm việc nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp không phải đất ở, đất khác trong cùng thửa để làm dự án nhà ở thương mại.

Đại biểu Quốc hội: xác định nhu cầu thực về nhà ở thương mại

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Đỗ Đức Duy, giải trình tại phiên thảo luận

Ghi nhận ý kiến của đại biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai), Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp Quốc hội, nhìn nhận thị trường bất động sản hiện nay có nhiều vấn đề. Giá bất động sản tăng phi mã khiến người nghèo, người lao động, cán bộ, công chức rất khó mua được nhà. Ông Long cho rằng, "Người ta tính là một công chức không ăn gì cả thì vài trăm năm mới mua được nhà ở. Do đó, cử tri đặt câu hỏi là tại sao Chính phủ, Quốc hội không áp dụng cơ chế này cho nhà ở xã hội, phát triển nhà ở xã hội mà chỉ dành cơ chế cho nhà ở thương mại?" việc triển khai cơ chế thí điểm cũng phải ngăn chặn tình trạng tiêu cực là mua gom đất nông nghiệp chờ cơ chế được Quốc hội thông qua để chuyển đổi làm dự án nhà ở thương mại.

Cùng chung quan điểm, áp dụng quy chế nhà ở thương mại cho nhà ở xã hội, đại biểu Đỗ Huy Khánh (đoàn Đồng Nai) cũng cho rằng, phải nhìn thẳng vào sự thật, là từ vùng cao nguyên Hà Giang cho tới mũi Cà Mau, dự án nhà ở thương mại rất nhiều, song có những đô thị xây xong không có người ở, có mua bán cũng chỉ trên giấy tờ để kiếm lời. Do đó cần xác định nhu cầu thực về nhà ở thương mại.

"Đến nay, Quốc hội lại tiếp tục cho thí điểm để mở rộng các loại đất cho nhà đầu tư xây nhà ở thương mại, trong khi nhu cầu thực sự của người dân là nhà ở xã hội. Tại sao không dành quỹ đất, nghị quyết thí điểm chính sách để phát triển nhà ở xã hội mà người dân đang rất cần. Vì những người thu nhập lương 7 triệu, 10 triệu, thậm chí 20 triệu họ không đủ tiền ở nhà ở thương mại. Bởi vì công nhân, cán bộ công chức bốc thăm 5 lần 7 lượt để mua một căn nhà xã hội 50 m2 mà không được", ông Khánh thẳng thắn.

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, được cho là đã thể chế hoá quan điểm, chủ trương của Đảng tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Tuy nhiên, dự thảo vẫn còn một số vướng mắc cần được làm rõ. Cụ thể:

Tại khoản 1, Điều 1 của dự thảo Nghị quyết quy định, việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất sẽ tiến hành trên phạm vi toàn quốc.

Tại khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị quyết quy định, đối với diện tích đất quốc phòng, đất an ninh đã được quy hoạch đưa ra khỏi đất quốc phòng, đất an ninh, phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở thì ưu tiên giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thực hiện dự án nhà ở thương mại để bán cho cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang theo quy định của pháp luật và không phải thực hiện sắp xếp, xử lý tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Thực trạng về nhà ở thương mại, xây xong nhưng không có người ở là một vấn đề gây làng phí lớn về nguồn lực đất đai, kinh tế. Xong để xây dựng một Nghị quyết gỡ khó thì liệu rằng ai sẽ sở hữu những ngôi nhà thương mại nói trên khi giá thành quá cao và người có nhu cầu thực không thể với tới.

Theo Luật Nhà ở 2014, từ 1/7/2015, nhà đầu tư được làm dự án nhà ở thương mại khi có quyền sử dụng với đất ở. Cơ chế này, theo Chính phủ, làm bó hẹp các trường hợp thực hiện dự án nhà ở thương mại dưới quy mô khu đô thị, nhất là tại các khu vực mới, chưa có đất ở. Do đó, Chính phủ đề xuất Quốc hội có thể phê duyệt Nghị quyết tạo cơ hội cho nhà ở thương mại phát triển. Tuy nhiên, nếu thẳng thắn nhìn nhận về nhu cầu, mức thu nhập của người lao động như đại biểu Quốc hội dẫn chứng, thì dù Nghị quyết mới có ra đời, thì nhà ở thương mại vẫn không phát triển, hoặc có thì cũng ở những khu đô thị, thành phố phát triển, tại địa phương sẽ rất hạn hẹp. Đa phần người lao động chỉ có nhu cầu sở hữu nhà ở xã hội. Và đây mới là phân khúc nhà có nhu cầu thực của người dân, dành cho người thu nhập thấp. Hiện người lao động thu nhập 7-20 triệu đồng một tháng ở nhiều địa phương rất cần chỗ ở, nhưng họ không đủ tiền mua nhà thương mại. Và như vậy, nhà ở thương mại không phải mục tiêu mà số đông người dân hướng tới. Do đó, nhiều đại biểu đề xuất, chỉ nên thí điểm ở những thành phố lớn, các địa phương nên đẩy mạnh nhà ở xã hội.

Làm rõ những băn khoan lo lắng của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Đỗ Đức Duy, cho biết, vướng mắc về quỹ đất, an ninh lương thực... xảy ra ở tất cả địa phương, nhất là các nơi không có dự án bất động sản quy mô từ 20 ha trở lên. Vì thế, việc cho thí điểm chính sách mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại qua thỏa thuận chuyển quyền sử dụng cần được thực hiện trên cả nước "mới đảm bảo công bằng, khắc phục tình trạng xin - cho" Bộ trưởng cho biết, đồng thời khẳng định, đối với dự án đều được kiểm soát chặt chẽ từ khâu lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia, cấp tỉnh, xây dựng và đô thị. Trong các quy hoạch, kế hoạch đã xác định diện tích đất nông nghiệp được chuyển mục đích sang phi nông nghiệp để làm các dự án phát triển kinh tế xã hội. Số này gồm diện tích đất làm các dự án nhà thương mại theo cơ chế thí điểm tại nghị quyết này và Luật Đất đai 2024.

Thủ tướng ký Chỉ thị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2026

Thủ tướng ký Chỉ thị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2026

Baovannghe.vn - Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/5/2025 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026.
Không gian tái hiện tục đón Tết Đoan ngọ thời Lê Trung Hưng

Không gian tái hiện tục đón Tết Đoan ngọ thời Lê Trung Hưng

Baovannghe.vn - Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức trưng bày, giới thiệu những nét văn hóa truyền thống đặc sắc nhân dịp Tết Đoan ngọ (ngày 5/5 Âm lịch, tức ngày 31/5/2025),
Đỗ Ngọc Dũng - Nghệ sĩ đa tài, nhà quản lý tâm huyết

Đỗ Ngọc Dũng - Nghệ sĩ đa tài, nhà quản lý tâm huyết

Baovannghe.vn - Với tố chất thông minh, năng động, hòa đồng, cầu thị học hỏi, Đỗ Ngọc Dũng không chỉ làm nên gia tài đồ sộ về mỹ thuật cho riêng mình, mà anh còn kết nối nhân rộng mối quan hệ giữa văn nghệ sĩ, hoạt động đối ngoại tỉnh nhà với bạn bè quốc tế ở nhiều nước, đem lại những kết quả tích cực... Chính vì vậy, ta có thể gọi Đỗ Ngọc Dũng - họa sĩ, nhà báo, nhà văn, nhà ngoại giao, một trong những đại sứ văn hóa của Việt Nam...
Tổ chức lễ hội “Lớn lên cùng truyền thống”

Tổ chức lễ hội “Lớn lên cùng truyền thống”

Baovannghe.vn - Trong các ngày từ 31/5 - 1/6, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp cùng Hanoi Grapevine tổ chức lễ hội "Lớn lên cùng truyền thống", mở màn cho chuỗi hoạt động Đan di sản - Dệt sáng tạo.
Người dựng chân dung Hồ Chí Minh bằng thơ

Người dựng chân dung Hồ Chí Minh bằng thơ

Baovannghe.vn - Cho đến lúc này, tôi có thể nói rằng: nhà thơ Hải Như là nhà thơ Việt Nam viết nhiều thơ nhất về một người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Con người ấy mang tên Hồ Chí Minh.