Sự kiện & Bình luận

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc: Cuộc hỗn chiến giữa các nước lớn

Chính trị xã hội
08:37 | 02/10/2018
Trong cuộc họp tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 27/9, Mỹ cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào bầu cử vào tháng 11 sắp tới. Ngoại trưởng Vương Nghị tuyên bố, không thể chấp nhận những cáo buộc không có cơ sở chính đáng chống Trung Quốc. Tổng thống Pháp Macronphê phán chính sách của chính quyền Trump trong hàng loạt vấn đề, từ Iran, biến đổi khí hậu, Liên Hiệp quốc, đến nhập cư và hòa bình Trung Đông
aa

Trong cuộc họp tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 27/9, Mỹ cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào bầu cử vào tháng 11 sắp tới. Ngoại trưởng Vương Nghị tuyên bố, không thể chấp nhận những cáo buộc không có cơ sở chính đáng chống Trung Quốc. Tổng thống Pháp Macronphê phán chính sách của chính quyền Trump trong hàng loạt vấn đề, từ Iran, biến đổi khí hậu, Liên Hiệp quốc, đến nhập cư và hòa bình Trung Đông…

Căng thẳng mới nhất là hôm 26/9, trong một cuộc họp báo ngắn, tổng thống Trump cáo buộc Trung Quốc dùng mọi “thủ đoạn” can thiệp vào bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ vào tháng 11 sắp tới đây. Một trong số các ví dụ được nguyên thủ Hoa Kỳ nêu ra là tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận đảng Cộng Sản Trung Quốc đã đăng quảng cáo trên The Des Moines Register – một tờ báo của bang Iowa, nơi có vai trò quan trọng trong các kỳ bầu cử Mỹ.

Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) tại sự kiện. Ảnh: AP.

Trung Quốc bác bỏ tố cáo của Trump

Tước đó, một quan chức cấp cao của Nhà Trắng phát biểu với các phóng viên trong cuộc họp báo ngày 24/9 cho biết, Trung Quốc đã can thiệp vào chính trường Mỹ nhiều hơn là trong mục quảng cáo. Quan chức không được nêu tên trong bài viết cáo buộc Trung Quốc đang sử dụng hàng loạt công cụ công khai và bí mật nhằm phá hoại chương trình thương mại của chính quyền Donald Trump, nhưng không đưa ra những chi tiết cụ thể của các kế hoạch ấy. Trong khi đó thì tại cuộc họp Hội đồng Bảo an ngày 24/9, tổng thống Trump đã không đề cập đến cái gọi là “chiến dịch rộng lớn và đang diễn ra của Nga” nhằm phá hoại cuộc bầu cử Mỹ. Nga và Trung Quốc đều là thành viên của Hội đồng Bảo an và có đại diện tại phiên làm việc trong phòng họp khi Trump đưa ra những tuyên bố này.

Mặc dù chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không tham dự cuộc họp ngày 24/9, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị lập tức bác bỏ những cáo buộc của ông Trump về việc việc can thiệp vào cuộc bầu cử ở Mỹ. "Chúng tôi không và sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ quốc gia nào", ông Vương Nghị nói và khẳng định: “Chúng tôi không thể chấp nhận những cáo buộc không có cơ sở chính đáng chống Trung Quốc”. Lời cáo buộc đưa ra khi tổng thống Donald Trump chủ trì cuộc họp Hội đồng Bảo an lần đầu tiên trên bối cảnh căng thẳng giữa Trump và các lãnh đạo khác của thế giới về phương thức tiếp cận của ông "nước Mỹ là trên hết" trong chính sách đối ngoại và chỉ trích gay gắt các tổ chức quốc tế. Rạn nứt trong mối quan hệ quốc tế được thấy rõ nét nhất khi các lãnh đạo thế giới khác sử dụng ngay chính diễn đàn để chỉ trích quan điểm của ông Trump về việc đặt chủ quyền quốc gia lên chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa các vấn đề quốc tế. Donald Trump sử dụng diễn đàn Hội đồng Bảo an để kêu gọi chiến dịch trừng phạt các nước sử dụng và phát triển vũ khí hủy diệt lớn, ông gọi đây là “vấn đề có tầm quan trọng cấp bách". Đúng như dự đoán, ông Trump đã hướng những nhận xét sắc nhọn nhất cho Iran, lên án Thỏa thuận đa phương năm 2015, có mục đích ngăn chặn Iran phát triển vũ khí hạt nhân. Thỏa thuận này có sự đóng góp và tham gia của các cường quốc đang ngồi trong phòng họp, bao gồm Pháp và Anh. Tổng thống Trump quyết định nước Mỹ rút khỏi thỏa thuận này đầu năm 2018, ông sử dụng phiên họp của Hội đồng Bảo an để biện minh cho động thái này, khi các nước tham gia hiệp ước đang tìm cách cứu vãn mặc dù Mỹ rút ra khỏi thỏa thuận này.

Bang giao Trung - Mỹ xuống thấp nhất

Trong một diễn biến quan trọng khác, Tổng thống Donald Trump bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 27/9/2018 phát biểu rằng “tình bạn” của ông với Chủ tịch Tập Cận Bình “đã chấm dứt”. Sau cáo buộc Bắc Kinh tìm cách can thiệp vào bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ, giới chuyên gia quan ngại rằng, cuộc leo thang căng thẳng-Trung sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chưa có lúc nào quan hệ Mỹ-Trung xuống đến mức thấp nhất như hiện nay. Cách nay hơn một năm, tổng thống Mỹ còn xem chủ tịch Trung Quốc là “bạn”, nhưng hiện nay, phải chăng tình bạn Trump-Tập đã chấm dứt? Theo quan điểm của Bonnie Glaser, chuyên gia về Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, thì hai ông “Trump và Tập chưa bao giờ là bạn với nhau cả”. Còn theo nhận xét của Bill Bishop, chủ nhà xuất bản Sinocism China Newsletter, tuần trăng mật Trump-Tập không còn nữa và có thể sẽ có “một mức độ suy thoái hoàn toàn khác nữa trong mối quan hệ Mỹ-Trung, vượt xa khuôn khổ cuộc chiến thương mại đang diễn ra”.

Quả thật, chỉ trong vòng một tuần, gần như ngày nào cũng bùng lên căng thẳng mới giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Hoa Kỳ thông báo trừng phạt một cơ quan quân đội Trung Quốc, vì đã mua vũ khí của Nga. Chính quyền Bắc Kinh giận dữ đáp lại và cho triệu đại sứ Mỹ lên bộ Ngoại Giao để chính thức phản đối, đồng thời rút ngắn thời hạn thăm Mỹ của một đô đốc Trung Quốc. Ngày 21/9, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lên án Bắc Kinh “ngược đãi khủng khiếp” người Duy Ngô Nhĩ. Trong khi đó, xung đột thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang. Washington thông báo áp thuế thêm 200 tỷ đô la hàng nhập khẩu Trung Quốc. Ngay lập tức, Bắc Kinh phản công hủy chuyến đi Mỹ của một phái đoàn đàm phán và của phó thủ tướng Lưu Hạc vì không chấp nhận thương thuyết trong thế “dao kề tận cổ”.

Cũng trong tuần trước đó, Lầu Năm Góc đã cho nhiều chiếc oanh tạc cơ B-52 bay trên không phận Biển Đông có tranh chấp mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên 80% diện tích. Ngược lại, Bắc Kinh cực lực phản đối kế hoạch Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan mà Trung Quốc xem là một tỉnh của nước này. Căng thẳng mới nhất là hôm 27/9, trong cuộc họp báo ngắn, tổng thống Trump cáo buộc Trung Quốc dùng mọi “thủ đoạn” can thiệp vào bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ sắp tới đây. Ông phát biểu trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc: "Rất tiếc là chúng tôi phát hiện được Trung Quốc đang cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử sắp tới giữa nhiệm kỳ 2018 của Mỹ, diễn ra vào tháng 11 nhằm chống lại chính quyền do tôi lãnh đạo". Ông Trump khẳng định: "Trung Quốc không muốn tôi hoặc chúng tôi giành chiến thắng vì tôi là tổng thống đầu tiên của Mỹ đặt ra những thách thức với Trung Quốc về thương mại".

Tổng thống Pháp chỉ trích Mỹ

Không như người đồng cấp Mỹ tập trung vào tầm quan trọng của sự độc lập giữa những quốc gia, ông Macron đưa ra một tầm nhìn khác, được các nhà lãnh đạo thế giới có mặt tại phiên họp của Đại hội đồng đón nhận nhiệt liệt. “Chỉ có cùng chung tay, chúng ta mới có thể đảm bảo chủ quyền và bình đẳng cho những người dân mà chúng ta đại diện. Đây là lý do vì sao chúng ta phải cùng hành động giải quyết các thách thức về khí hậu, dân số và kỹ thuật số. Không nước nào có thể đơn độc giải quyết chúng”, Macron khẳng định. “Chủ nghĩa dân tộc luôn dẫn đến diệt vong. Nếu chúng ta không đủ can đảm bảo vệ những nguyên tắc căn bản, trật tự quốc tế sẽ bị lung lay. Điều này đã hai lần dẫn đến chiến tranh toàn cầu. Chúng tôi đã chứng kiến chúng tận mắt”, ông nói sau khi điểm lại những bài học lịch sử ở châu Âu. Tổng thống Pháp chỉ trích thẳng các chính sách của nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump, khẳng định sẵn sàng nhận vai trò dẫn dắt những nỗ lực quốc tế.

Trong bài phát biểu ngày 26/9 trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng thống Emmanuel Macron đã nhiều lần trực tiếp đề cập đếnnước Mỹ. Ông phê phán chính sách của chính quyền tổng thống Trump trong hàng loạt vấn đề, từ Iran, biến đổi khí hậu, Liên Hợp Quốc, đến nhập cư và hòa bình Trung Đông. Nhà lãnh đạo 40 tuổi cũng công kích chủ đề chính trong bài phát biểu cùng ngày của ông Trump, vốn tập trung vào vấn đề chủ quyền và nhấn mạnh ý định tự cô lập nước Mỹ khỏi các thỏa thuận và cộng đồng quốc tế, theo CNN. “Tôi sẽ luôn luôn tuân thủ nguyên tắc về chủ quyền. Hôm nay, chúng ta nhìn thấy chủ nghĩa dân tộc ở một mức độ nào đó đang mượn vấn đề chủ quyền để công kích những người khác”, Tổng thống Macron nhấn mạnh. Tổng thống Pháp nhấn mạnh lập trường “các thỏa thuận song phương và chủ nghĩa bảo hộ thương mại sẽ không hiệu quả”. Ông cũng đề cao giá trị của những tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc “giữa thời đại mà các hệ thống tập thể đang dần tan rã”.

Việt Nam: "Trách nhiệm kép" mỗi quốc gia

Cũng chiều 27/9, tại New York, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúcđã có bài phát biểu tại Phiên thảo luận chung cấp cao khóa 73 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hãy. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra những thách thức mới, rất to lớn của thế giới và qua đó cho thấy, hoà bình thế giới vẫn chưa được bảo đảm. Thủ tướng phát biểu: “Tư duy cường quyền đề cao sức mạnh, sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực, sự gia tăng các biện pháp đơn phương tiếp tục là mối đe doạ đối với hoà bình, ổn định quốc tế. Tình trạng bất công và bất bình đẳng còn tồn tại nhiều nơi trên thế giới; sự phát triển của toàn cầu vẫn có nhiều rủi ro, thiếu ổn định…”. Theo Thủ tướng Việt Nam, không một quốc gia nào có đủ sức giải quyết những thách thức to lớn đối với toàn cầu hiện nay, điều đó đòi hỏi sự nỗ lực, chung tay của mọi quốc gia trên hành tinh. Thủ tướng đề xuất trước Đại Hội đồng: “Tôi đề nghị vấn đề ‘trách nhiệm kép’, mỗi quốc gia có thêm trách nhiệm đối với các vấn đề toàn cầu, mỗi cá nhân có thêm vai trò công nhân toàn cầu. Trong tiến trình này, tôi mong rằng, các cường quốc, các nước phát triển hãy bằng hành động thiết thực, hãy là những tấm gương đi đầu trong gìn giữ hoà bình và phát triển. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hãy là nơi trung tâm để các quốc gia, dân tộc hợp tác vì hoà bình, công bằng và phát triển bền vững”.

Nhận định về bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Australia) nói với truyền thông trong nước: “Việt Nam nhận được sự tôn trọng rộng rãi của cộng đồng quốc tế vì vai trò tích cực của mình trong việc thúc đẩy an ninh khu vực và toàn cầu. Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là minh chứng thiết thực cho sự ủng hộ của Việt Nam đối với Liên Hợp Quốc, luật lệ quốc tế và sự phát triển bền vững”. Theo ông Thayer, tất cả những điểm trên đều là vấn đề quốc tế then chốt trong một thời điểm mà các lực lượng mang theo chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân tộc và phản toàn cầu hóa đang thách thức trật tự thế giới. Ông nhấn mạnh bài phát biểu còn quan trọng gấp đôi trong bối cảnh Việt Nam rõ ràng là sự lựa chọn đồng lòng của nhóm châu Á-Thái Bình Dương cho vị trí thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an. Giáo sư Thayer cho biết: “Bài phát biểu tái khẳng định các quan điểm của thành viên Đại hội đồng, những người sẽ bỏ phiếu vào tháng 6/2019 để ủng hộ Việt Nam vào Hội đồng Bảo an. Trong một diễn biến liên quan không thể trùng khớp hơn thì vào ngày 1/10 tới đây, Việt Nam sẽ gửi một bệnh viện dã chiến cấp 2 của họ đến Nam Sudan”./.


Thông cáo báo chí số 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Baovannghe.vn - Thứ Sáu, ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Quà tặng của chiến tranh - Truyện ngắn của Hoài Hương

Quà tặng của chiến tranh - Truyện ngắn của Hoài Hương

Baovannghe.vn - Chiến dịch thần tốc như một cơn lốc không ngày không đêm, đơn vị vừa đánh vừa hành quân gần như xuyên dọc theo Quốc lộ 13 hướng về Sài Gòn mỗi ngày một gần thêm.
Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Baovannghe.vn - Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc ngày 22/11 với phiên thảo luận tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Baovannghe.vn - Mây đen tan. Nắng nhẹ. Hương sen còn sót hòa cùng hương bùn đánh dạt mùi khói xe, đưa nụ cười của hai người đàn ông lấp đầy mi mắt đang nhìn về phía mặt trời.
Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Baovannghe.vn - Bài thơ Thề non nước không chỉ là lời tự tình đằm thắm của một tâm hồn thủy chung, tin cậy mà còn cất giấu trong mình một bức tranh thiên nhiên tráng lệ và quyến rũ mê hồn vì một vẻ đẹp như sinh ra bởi con người và cũng chỉ dành để cho con người.