Sự kiện & Bình luận

Đánh giá kỹ, bảo đảm khả năng nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Hạnh Quỳnh
Chính trị xã hội
19:17 | 01/11/2024
Baovannghe.vn - Thời gian thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa trong 11 năm, từ năm 2025-2035 với 7 mục tiêu tổng quát và 9 nhóm mục tiêu cụ thể.
aa

Sáng 1/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp, Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

Đánh giá kỹ, bảo đảm khả năng nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước và tại một số quốc gia có mối quan hệ văn hóa lâu dài, tương đồng văn hóa lâu dài với Việt Nam, có đông đảo người Việt Nam sinh sống, lao động, học tập. Trong đó, ưu tiên nguồn lực của Chương trình để đầu tư cho các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm theo nhóm mục tiêu đã được xác định.

Chương trình tập trung vào các hoạt động thuộc các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật trên quy mô cả nước, bao gồm tất cả các đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, cấp thôn trên phạm vi cả nước; một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài.

Tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình giai đoạn 2025-2030 dự kiến là 122.250 tỷ đồng, gồm vốn ngân sách trung ương hỗ trợ trực tiếp được bố trí tối thiểu 77.000 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách địa phương và vốn huy động hợp pháp khác.

Dự kiến tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình giai đoạn 2031-2035 là 134.000 tỷ đồng.

Đánh giá kỹ, bảo đảm khả năng nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Theo ông Nguyễn Văn Hùng, thời gian thực hiện Chương trình trong 11 năm, từ năm 2025 đến năm 2035, chia làm các giai đoạn: Năm 2025; giai đoạn 2026-2030; giai đoạn 2031-2035, với 7 mục tiêu tổng quát và 9 nhóm mục tiêu cụ thể.

Trong 9 nhóm mục tiêu cụ thể đạt vào năm 2030, đáng chú ý có phấn đấu toàn bộ đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa cấp tỉnh; 80% các đơn vị hành chính cấp huyện có Trung tâm Văn hóa-Thể thao đạt chuẩn, đảm bảo vận hành hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở cấp xã, thôn.

Phấn đấu 95% di tích quốc gia đặc biệt (tương đương khoảng 127 di tích) và 70% di tích quốc gia (tương đương khoảng 2.542 di tích) được tu bổ, tôn tạo. Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào 7% GDP của cả nước.

Đến năm 2035, phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 100% di tích quốc gia đặc biệt và ít nhất 80% di tích quốc gia.

Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% vào GDP của cả nước...

Báo cáo thẩm tra chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết Ủy ban nhất trí với sự cần thiết chủ trương đầu tư Chương trình và cho rằng việc xây dựng Chương trình ở thời điểm hiện nay đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn.

Tuy nhiên, Ủy ban nhận thấy nhiều ý kiến góp ý cần tiếp tục được nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình xây dựng, thông qua Báo cáo nghiên cứu khả thi và triển khai thực hiện Chương trình. Theo đó, cần xem xét tính khả thi của 2 mục tiêu cụ thể đến năm 2030.

Cụ thể là mục tiêu phấn đấu 100% các đơn vị hoạt động văn hóa, nghệ thuật thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Mục tiêu 100% học sinh, học viên, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân được tiếp cận, tham gia hiệu quả, thường xuyên các hoạt động giáo dục nghệ thuật, giáo dục di sản văn hóa.

“Đề nghị Chính phủ tiếp tục cân nhắc về khả năng đạt được các mục tiêu này,” ông Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh.

Đánh giá kỹ, bảo đảm khả năng nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo thẩm tra chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Cũng theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, có ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát, thu hẹp mục tiêu, nhiệm vụ, bảo đảm việc bố trí nguồn lực của Chương trình được trọng tâm, trọng điểm, khả thi nhằm tạo ra các đột phá trong phát triển văn hóa; quan tâm đầu tư phát triển văn hóa ở cơ sở, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ tốt hơn cho nhân dân.

Về phạm vi, quy mô của Chương trình, theo ông Nguyễn Đắc Vinh, có ý kiến đề nghị Chính phủ cân nhắc kỹ lưỡng về chủ trương đầu tư xây dựng một số Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, tránh lãng phí và phù hợp với nguồn lực hiện có.

Có ý kiến nhất trí về chủ trương đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài theo hình thức đầu tư công nhưng đề nghị không sử dụng nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia mà sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước khác.

“Một số ý kiến cho rằng tổng mức đầu tư của Chương trình là rất lớn; cần nghiên cứu, đánh giá kỹ quy mô, cơ cấu, khả năng huy động, bố trí các nguồn lực thực hiện Chương trình bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khả năng đáp ứng của nguồn lực quốc gia, sử dụng hiệu quả ngân sách,” ông Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh.

Theo TTXVN/Vietnam+

Chấn hưng và phát triển văn hóa phải vượt qua tư duy nhiệm kỳ Tạo dựng nhu cầu hưởng thụ văn hóa để phát triển văn hóa Phát triển Văn hóa toàn diện: rút ngắn khoảng cách giữa miền ngược và miền xuôi Bám sát thực tiễn, xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam thời kỳ mới Quốc hội bàn về phát triển văn hóa và Luật phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
www.vietnamplus.vn
Yêu người cây mở đất - Thơ Chung Tiến Lực

Yêu người cây mở đất - Thơ Chung Tiến Lực

Baovannghe.vn- Như những mũi lao cắm vào vùng ngập mặn/ Mầm sống gieo trên sóng nước hoang sơ
Nên bị gai đâm - Tản văn của Chu Văn Sơn

Nên bị gai đâm - Tản văn của Chu Văn Sơn

Baovannghe.vn - Và ta cứ yên trí đi qua thế giới này với bước chân quen xéo lên cỏ hoa. Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: Tổn thương là rỉ máu.
Trịnh Hoài Đức - Nhà thơ, nhà viết kịch tài hoa

Trịnh Hoài Đức - Nhà thơ, nhà viết kịch tài hoa

Baovannghe.vn - Kịch Trịnh Hoài Đức ngoài chất hài ý nhị, sâu cay, cười ra nước mắt còn bao hàm cả triết lý sâu sắc về thế giới quan, nhân sinh quan... Thơ của ông như gieo vào lòng người cái tình sâu lắng, ngôn ngữ giản dị mà nhân văn đa nghĩa đầy tính bác học...
Microsoft ra mắt nhà xuất bản sách in truyền thống

Microsoft ra mắt nhà xuất bản sách in truyền thống

Baovannghe.vn - Tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới - Microsoft đã chính thức bước chân vào ngành xuất bản sách với việc ra mắt 8080 Books, một nhà xuất bản được thiết kế để thúc đẩy sự đổi mới trong xuất bản và kể chuyện. Được đặt tên theo bộ vi xử lý Intel 8080 – nền tảng cho sự khởi đầu của Microsoft trong thập niên 1970 – 8080 Books không chỉ là một cột mốc mới trong chiến lược đa dạng hóa của công ty mà còn đại diện cho tham vọng đưa công nghệ vào thay đổi ngành xuất bản vốn còn nhiều hạn chế.
Trong y, một tảng băng trôi. Truyện ngắn của Hiền Trang

Trong y, một tảng băng trôi. Truyện ngắn của Hiền Trang

Baovannghe.vn- Đối diện nhau, con cá mập và Tử thần, kẻ bị giết và kẻ giết, con mồi và gã thợ săn, đối tượng của cái chết và tay sai của cái chết, con cá mập nằm sóng soại trên sàn thuyền, Tử thần thì đứng thẳng hiên ngang, một trục hoành - một trục tung, tạo thành một hệ tọa độ bất đắc dĩ giữa biển xanh sâu thẳm, mỗi kẻ đeo đuổi những huyễn tưởng khác nhau, nhưng sau rốt đều xuất phát cùng từ một gốc: ám ảnh về những trò ảo thuật.