Đây là đề án quan trọng nhận được sự chú ý, quan tâm của đông đảo người dân, cử tri cả nước. Do đó, công tác chuẩn bị, thẩm tra và đánh giá tác động chính trị, xã hội được coi trọng.
Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng. Ảnh: Internet. |
Trước đó, sáng 3/6/2024, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã trình bày tờ trình về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 trước Quốc hội.
Đối tượng, phạm vi của chương trình dự kiến bao gồm đầu tư xây dựng và hoạt động của các Trung tâm văn hóa Việt Nam tại một số quốc gia có mối quan hệ văn hóa lâu dài như Mỹ, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc, Campuchia. Bộ trưởng cho biết, đề xuất này nhằm triển khai các nghị quyết của Đảng về văn hóa, quảng bả hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới. |
Tờ trình cho biết, tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình giai đoạn 2025-2030 là 122.250 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp để thực hiện chương trình trong giai đoạn này là tối thiểu khoảng 77.000 tỷ đồng (chiếm 63%). Trong quá trình điều hành, Chính phủ sẽ tiếp tục cân đối ngân sách Trung ương, ưu tiên hỗ trợ thêm để đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của chương trình.
Vốn ngân sách địa phương khoảng 30.250 tỷ đồng (chiếm 24,6%). Còn lại là vốn huy động hợp pháp khác: dự kiến khoảng 15.000 tỷ đồng (chiếm 12,4%).
Cũng tại phiên họp, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất Chương trình thực hiện trong khoảng thời gian 10 năm (từ 2025-2035) với những lộ trình cụ thể:
- Năm 2025 chỉ tập trung chỉ thực hiện các hoạt động xây dựng cơ chế chính sách, hệ thống các văn bản, tài liệu hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của chương trình...
- Kỳ trung hạn 2026 - 2030 tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế, thách thức đặt ra trong thời gian qua. --- Giai đoạn thứ 2 theo kỳ trung hạn 2031 - 2035 tiếp tục phát triển văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh của nền kinh tế Việt Nam.
Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 có 7 mục tiêu tổng quát: - Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trong phát triển văn hóa và xây dựng, hoàn thiện, chuẩn mực đạo đức, bản sắc, bản lĩnh, hệ giá trị con người, gia đình Việt Nam. - Nâng cao đời sống tinh thần, khả năng tiếp cận, thụ hưởng văn hóa của nhân dân. - Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc. - Tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, hiệu quả cho phát triển văn hóa - Xây dựng đội ngũ văn nghệ sỹ, chuyên gia đầu ngành, lực lượng người lao động chuyên nghiệp, chất lượng cao. - Phát huy tính đại chúng, tính khoa học, tính dân tộc của văn hóa thông qua đổi mới sáng tạo. - Nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế thông qua phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam, hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. |
Tại báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa - Giáo dục và các ý kiến của đại biểu Quốc hội, cơ bản nhất trí với đề xuất về phạm vi, quy mô thực hiện chương trình. Tuy nhiên, đối tượng phạm vi của chương trình còn rộng, dàn trải; tổng số vốn dự kiến dành cho chương trình là khá lớn, cao hơn so với các Chương trình mục tiêu quốc gia khác đã và đang thực hiện. Đồng thời, cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng hơn về hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình. ... Ủy ban đề nghị căn cứ điều kiện thực tiễn ở địa phương, kết quả đầu tư của ngân sách nhà nước ở các thời kỳ trước và khả năng bố trí nguồn lực, xác định các nhiệm vụ đầu tư trọng điểm, cấp bách để ưu tiên thực hiện trước....
Sau khoảng thời gian chỉnh lý và hoàn thiện, Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch đã cơ bản hoàn thành đề án, đồng thời khẳng định Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 đủ điều kiện trình Quốc hội phê duyệt.
Phiên họp thứ 38 của Ủy Ban thường vụ Quốc hội, chính là bước cuối cùng đề để án có thể được thông qua tại kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV.
Anh Thư | Báo Văn Nghệ
-----------
Bài viết cùng chuyên mục: