Sự kiện & Bình luận

Đề xuất thuế suất 10% hoặc thấp hơn cho thu nhập ngoài nhiệm vụ chính trị của Báo chí

Hồng Phúc
Chính trị xã hội
17:04 | 28/11/2024
Baovannghe.vn - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 28/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
aa

Nhằm đảm bảo đúng đắn, công bằng và thúc đẩy phát triển Báo chí, đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình (tỉnh Trà Vinh) cho rằng, hiện nay, cơ quan báo chí hoạt động với mục tiêu phi lợi nhuận, phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền và giáo dục thay vì mục tiêu kinh doanh nhưng vẫn phải chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp 20% như các doanh nghiệp thông thường.

Đề xuất thuế suất 10% hoặc thấp hơn cho thu nhập ngoài nhiệm vụ chính trị của Báo chí

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: Quochoi.vn

Điều này gây áp lực tài chính lớn, đặc biệt khi nguồn thu từ quảng cáo ngày càng giảm do cạnh tranh với các nền tảng số như Google, Facebook..., khiến nhiều cơ quan báo chí gặp khó khăn trong duy trì hoạt động.

Bên cạnh đó, Luật Thuế hiện tại chưa có quy định riêng cho cơ quan báo chí, dẫn đến việc áp dụng mức thuế suất như doanh nghiệp thông thường mà không xét đến vai trò đặc biệt của báo chí trong hệ thống chính trị và xã hội.

Đại biểu đề xuất áp dụng mức thuế suất 10% hoặc thấp hơn đối với phần thu nhập từ hoạt động ngoài nhiệm vụ chính trị như quảng cáo, tổ chức sự kiện; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản tài trợ, viện trợ cho cơ quan báo chí để tạo nguồn lực hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chính trị và truyền thông; tách biệt rõ ràng giữa thu nhập từ hoạt động tuyên truyền, nhiệm vụ chính trị được miễn thuế, thu nhập từ các hoạt động kinh doanh hưởng ưu đãi thuế suất thấp.

Cũng có chung quan điểm, đại biểu quốc hội Đỗ Chí Nghĩa (tỉnh Phú Yên) nhấn mạnh vai trò quan trọng của báo chí; song hiện nay, việc tác nghiệp của báo chí hết sức khó khăn. Đời sống, thu nhập của cán bộ, phóng viên giảm sút rất nhiều.

Ông Nghĩa cho rằng, hoạt động của các cơ quan báo chí đang đứng trước nhiều khó khăn, có nhiều "bài toán" cần giải quyết. Trong khi đó, các cơ quan báo chí cũng đứng trước sức ép phải cạnh tranh thông tin trên mạng xã hội và các nguồn thông tin khác, đòi hỏi chất lượng thông tin báo chí phải tốt hơn, đầu tư công sức nhiều hơn. Với đặc thù lao động đêm hôm, sớm tối, nhất là với các nữ nhà báo, do đó, việc giảm thu nhập cũng ảnh hưởng lớn đến các cơ quan báo chí, nỗ lực và tâm tư của nhiều phóng viên báo chí yêu nghề.

Giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, mục tiêu sửa đổi Luật nhằm đảm bảo sự đúng đắn, phù hợp, công bằng, hợp lý và thúc đẩy sự phát triển.

Về thuế đối với đơn vị sự nghiệp và cơ quan báo chí, Phó Thủ tướng cho biết, có 3 loại hình đơn vị sự nghiệp: Nhà nước cấp toàn bộ, tự chủ chi thường xuyên và tự chủ toàn diện.

"Đã có doanh thu thì cần nộp thuế, nếu dịch vụ công tính chưa đủ, không cần nộp thuế và dịch vụ công trên địa bàn đặc biệt khó khăn được giảm thuế," Phó Thủ tướng nêu.

Đối với cơ quan báo chí, Phó Thủ tướng đề xuất áp dụng thuế suất 10% giúp cho các cơ quan báo chí thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Trước đó, sáng ngày 22/11, tiếp tục đợt 2 của Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).

Theo dự thảo, Chính phủ đề xuất áp dụng thuế suất ưu đãi 15% (giảm 5% so với thuế suất phổ thông) đối với cơ quan báo chí từ hoạt động báo chí khác ngoài báo in. Riêng báo in vẫn tiếp tục áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10% như hiện nay. Tuy nhiên, nhiều cơ quan báo chí cho rằng mức giảm này chưa phù hợp và cần giảm thêm, nhất là trong bối cảnh hiện nay, kinh tế báo chí gặp rất nhiều khó khăn.

Bên lề Quốc hội, các đại biểu cho rằng cần phải tiếp tục đầu tư cho ngành báo chí, truyền thông một cách đầy đủ hơn cả về nguồn nhân lực và tài chính đồng thời Chính phủ cần phải xem xét giảm đến mức tối đa có thể về thuế.

Nên làm gì để phát triển văn hóa hiện nay?

Nên làm gì để phát triển văn hóa hiện nay?

Baovannghe.vn - Để phát triển văn hóa nước ta hiện nay, theo tôi, nên chú ý các vấn đề sau đây: hiểu rõ và đánh giá đúng thực trạng văn hóa hiện nay; tiếp tục nghiên cứu để xác định đặc điểm, chỗ mạnh và cả chỗ yếu của truyền thống văn hóa Việt Nam; quan điểm xây dựng văn hóa trong thời đại mới; những bình diện nào của văn hóa cần quan tâm xây dựng.
Đường dẫn - Thơ Đoàn Mạnh Phương

Đường dẫn - Thơ Đoàn Mạnh Phương

Baovannghe.vn- Giữa cái cần và cái đủ. Giữa lặng im và ồn ĩ/ Ngay ngắn thở trong một thế giới nghiêng, sự tương thích của ý nghĩ, sự gắng gượng của âm thầm trải nghiệm
10 thí sinh xuất sắc giành giải "Tài năng piano toàn quốc 2025"

10 thí sinh xuất sắc giành giải "Tài năng piano toàn quốc 2025"

Baovannghe.vn - Đêm Chung kết và lễ trao giải Festival Piano Talent toàn quốc 2025 diễn ra tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tối 30/3 với 10 gương mặt tài năng xuất sắc
Bên những dòng sông. Tản văn của Lê Quốc Hán

Bên những dòng sông. Tản văn của Lê Quốc Hán

Baovannghe.vn - Nếu tuổi thơ tôi êm đềm như dòng sông khi xuân sang thì tuổi thanh xuân lại dữ dội như mùa lũ lụt tràn về. Rồi bỗng có phép mầu, tất cả đã đổi thay...
Diễn ngôn hộ pháp trong tiếp nhận văn học đương đại

Diễn ngôn hộ pháp trong tiếp nhận văn học đương đại

Trong môi trường văn học đương đại ở Việt Nam, thì sự đa dạng trong tiếp nhận và phê bình văn chương được xem là chỉ dấu của một đời sống văn học/học thuật, việc một tác phẩm tạo ra tranh luận đa chiều là điều hết sức cần thiết, và khi tác phẩm tạo ra được tranh luận cũng chính là lúc tác phẩm đang thể hiện sức sống. Trường ca Lò Mổ của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều là một ví dụ điển hình. Ngay từ khi ra mắt, tác phẩm đã gợi nên những phản ứng đa chiều từ công chúng lẫn giới phê bình.