Sự kiện & Bình luận

Điểm sáng trong đào tạo y dược học cổ truyền

PV
Đời sống
21:16 | 05/07/2024
Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội đã đào tạo hàng nghìn cán bộ y dược học cổ truyền có kỹ năng, trình độ chuyên môn tốt cho hệ thống y tế của cả nước.
aa

Gần 30 năm bền bỉ xây dựng và trưởng thành, Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội đã đào tạo hàng nghìn cán bộ y dược học cổ truyền có kỹ năng, trình độ chuyên môn tốt cho hệ thống y tế của Thủ đô và cả nước.

Được thành lập từ những năm 90 của thế kỷ trước, dưới các tên gọi khác nhau: Trường Trung cấp Dược Hà Nội; Cao đẳng Nghiệp vụ Y Dược và nay là Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội, sau gần 30 năm kiên định mục tiêu phấn đấu bền bỉ, đến nay Nhà trường đã khẳng định được vị thế là một trong số các trường đào tạo y dược hàng đầu của Thủ đô và cả nước bằng sự khác biệt về chất lượng đào tạo của một trường chuyên ngành.

Điểm sáng trong đào tạo y dược học cổ truyền

Tập thể cán bộ, giảng viên Nhà trường

Không giống với số đông cơ sở đào tạo khác là mở rộng quy mô đào tạo; đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, ngay từ ngày đầu thành lập, Nhà trường đã kiên định triết lý “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, tập trung mọi nguồn lực để phát triển ngành học có thế mạnh là y dược và y dược học cổ truyền. Qua một số giai đoạn, cách làm này cũng tạo ra những hạn chế nhất định trong công tác tuyển sinh của Nhà trường, nhưng cũng chính từ cách làm này cũng tạo nên uy tín và thế mạnh của Nhà trường trong đào tạo nhân lực y tế, đặc biệt là nhân lực y dược học cổ truyền. Đến nay, hàng vạn cựu sinh viên của Trường đang làm việc tại các cơ sở y tế, các đơn vị sử dụng lao động và được đánh giá rất cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ. Trong số đó, rất nhiều em đang là những cán bộ chuyên môn chủ chốt, những nhà quản lý tại cơ quan, đơn vị, phòng khám đa khoa, chuyên khoa y học cổ truyền ...vv trên khắp các tỉnh thành của cả nước.

Để duy trì vị thế, trong mọi giai đoạn, Nhà trường luôn nỗ lực cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo. Năm vừa qua, Nhà trường đã tổ chức nhiều buổi hội thảo, tham vấn nhiều chuyên gia, nhà giáo, nhà quản lý có trình độ và tâm huyết để đánh giá, điều chỉnh, bổ sung chiến lược phát triển của Nhà trường. Qua đó, Nhà trường đã ban hành kế hoạch đổi mới toàn diện nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy, quy trình tổ chức quản lý, tăng cường cơ sở vật chất và năng lực đội ngũ, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, kết nối doanh nghiệp và thị trường lao động.

Điểm sáng trong đào tạo y dược học cổ truyền

Sinh viên ngành Y học cổ truyền của trường tại phòng TH Chẩn trị

Hiện nay, các cấu phần kế hoạch đổi mới toàn diện đang được triển khai rất hiệu quả theo đúng lộ trình đề ra. Đặc biệt trong lĩnh vực chuyên môn y học cổ truyền, để tạo nên khác biệt và ưu thê vượt trội, Nhà trường đã quy tụ được rất nhiều chuyên gia, nhà giáo, lương y, thầy thuốc giỏi để tham gia xây dựng, cập nhật chương trình, giáo trình và trực tiếp giảng dạy. Nhà trường là đơn vị hiếm hoi của cả nước tổ chức hoạt động sưu tầm, khảo cứu các cây thuốc, bài thuốc, phương pháp khám chữa bệnh dân gian từ khắp các tỉnh thành trên cả nước để chọn lọc, đưa vào chương trình, giáo trình giảng dạy. Nhà trường cũng là trường đầu tiên của cả nước tổ chức biên soạn chương trình đào tạo chuẩn hóa lương y, lương dược, đặc biệt là chương trình đào tạo Chăm sóc da chuyên nghiệp bằng y dược học cổ truyền và đã được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép tổ chức đào tạo.

Năm 2023, Nhà trường là 1 trong 2 đơn vị đầu tiên của cả nước được Bộ Y tế, Bộ LĐTBXH cấp phép mở mã ngành đào tạo y học cổ truyền, trình độ cao đẳng. Đây chính là sự ghi nhận, đánh giá khách quan của các cơ quan quản lý Nhà nước về năng lực, sự nghiêm túc, bài bản của Nhà trường trong công tác đào tạo.

Với sự tận tâm và trách nhiệm, triết lý hành động mạch lạc và nhất quán, tinh thần đổi mới và cầu thị, trong những năm tới, Nhà trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai chiến lược đổi mới toàn diện để vươn mình trở thành đơn vị hàng đầu cả nước về đạo tạo y dược học cổ truyền, xứng đáng với truyền thống của ngôi trường y dược chính thống của Thủ đô, mang tên Đại danh y, Thiền sư Tuệ Tĩnh.

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.
Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Baovannghe.vn - Bà ngoại chỉ nói: "Đừng thúc ép gì nhiều. Phải tội. Đời người bạc, phận mỏng, biết sao được số trời. Mày làm thế không sợ chuốc khổ cho con bé".
Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4  trên khu vực trung Lào

Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4 trên khu vực trung Lào

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão - cơn bão số 4 năm 2024.