Văn hóa nghệ thuật

Điện ảnh là hồn cốt của hồn cốt

Văn hóa nghệ thuật
07:41 | 16/05/2024
Chúng ta đang sống trong thời kỳ hội nhập toàn cầu, mở cửa, hội nhập quốc tế, đoàn kết và hữu nghị là nguyên tắc sống còn để tạo nên những điều kiện tiên quyết của mỗi quốc gia trong thế kỷ 21. Bởi vì, có hội nhập là có thị trường, có hội nhập là có phát triển. Hội nhập là yếu tố sống còn để phát triển không chỉ kinh tế mà cả của văn hóa.
aa

LTS: Từ ngày 6 đến 13/4/2024, Liên hoan phim quốc tế thành phố Hồ Chí Minh lần thứ nhất đã diễn ra. Trong chương trình có cuộc tọa đàm quốc tế về phát triển điện ảnh tại thành phố Hồ Chí Minh với sự tham dự của Đại sứ Mỹ. Tổng Lãnh sự Pháp, các nhà điện ảnh quốc tế và trong nước. GS. TS, nhà văn Trình Quang Phú có bài tham luận chính trước khi tọa đàm bước vào các phiên thảo luận chuyên đề. Chúng tôi xin giới thiệu một phần bài tham luận này.

Chúng ta đang sống trong thời kỳ hội nhập toàn cầu, mở cửa, hội nhập quốc tế, đoàn kết và hữu nghị là nguyên tắc sống còn để tạo nên những điều kiện tiên quyết của mỗi quốc gia trong thế kỷ 21. Bởi vì, có hội nhập là có thị trường, có hội nhập là có phát triển. Hội nhập là yếu tố sống còn để phát triển không chỉ kinh tế mà cả của văn hóa.

Tuy nhiên, bất cập của hội nhập là sự biến tiết nền văn hóa. Do vậy, hội nhập nhưng không hòa tan là thuộc tính của quốc gia độc lập.

Thành phố Hồ Chí Minh, đô thị lớn nhất Việt Nam và nằm trong tốp những đô thị lớn của thế giới, có vai trò đầu tàu cho cả nước. Cư dân thành phố Hồ Chí Minh là quy tụ cả nước và Việt kiều trên khắp thế giới có gần đủ 54 dân tộc anh em. Vì vậy, nền văn hóa thành phố là phong phú, đa dạng, hội tụ đủ các yếu tố của cả nước.

Thành phố đang trong thời kỳ phát triển của cơ chế thí điểm, tôi tin rằng thành phố sẽ có định hướng và lộ trình tối ưu cho việc hội nhập quốc tế để phát triển nền văn hóa nói chung, văn học và điện ảnh nói riêng.

Cảnh đẹp Phú Yên “gây sốt” khi trở thành bối cảnh phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

Nền văn hóa và nền điện ảnh thành phố sẽ hội nhập nhanh và phát triển ngang tầm thời đại khi có cơ chế để cất cánh. Các nhà nghiên cứu quản lý điện ảnh đã đánh giá vị trí, vai trò to lớn của điện ảnh. Là một người làm công tác khoa học, một nhà văn, tôi nghĩ hiểu như thế này: Điện ảnh là môn nghệ thuật cao cấp, mang tính tổng hòa của văn, của thơ, của nhạc, của họa, của kịch…, nó được đưa đến công chúng bởi các nhà biên kịch, đạo diễn và diễn viên tài năng. Vì vậy, nếu nói văn hóa là hồn cốt của dân tộc, thì điện ảnh là hồn cốt của hồn cốt. Khi điện ảnh cất cánh và trở thành ngành công nghiệp văn hóa mũi nhọn sẽ là động lực đưa tâm thức con người lên, đưa kinh tế phát triển, đặc biệt là kinh tế du lịch. Điện ảnh chính là nhịp cầu để kết nối con người đến với nhau. Nói cách khác, điện ảnh là đại sứ của nhân loại, đại sứ không có biên giới. Điện ảnh có sứ mệnh tiên phong, có sứ mệnh quảng bá đất nước. Chúng ta nhớ phim Đông Dương đã giúp thế giới biết vẻ đẹp kiều diễm của Hạ Long. Phim Người Mỹ trầm lặng đã một phần nhắc đến vẻ đẹp xưa của Sài Gòn. Phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đã giúp Phú Yên đón nhiều khách du lịch. Và bộ phim Kong: Đảo Đầu lâu đã làm thế giới rung động về những vùng hang động, phong cảnh sông núi hữu tình ở Ninh Bình, Quảng Bình. Phim Chuyện của Pao đã làm người xem thích thú bởi phong cảnh thơ mộng hùng vĩ của vùng núi rừng Hà Giang.

Đặc biệt mới đây, phim A Tourist’s Guide to Love (Hành trình tình yêu của một du khách) giới thiệu cảnh đẹp và những nét văn hóa đậm bản sắc Việt Nam thông qua cuộc hành trình du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội, Hà Giang của một du khách là cô gái nước ngoài. Bộ phim làm nức lòng người xem, lọt vào tốp 10 phim nói tiếng Anh ăn khách nhất toàn cầu trong tuần lễ đầu công chiếu. Sau đó, nhiều du khách đến Việt Nam cho biết họ thích đến Việt Nam từ sự hấp dẫn của bộ phim.

Nói như vậy, để thấy vai trò đại sứ, vai trò quảng bá đất nước, kích cầu du lịch của điện ảnh.

Thành phố Hồ Chí Minh là một kho đề tài to lớn và phong phú cho điện ảnh và văn học nghệ thuật. Ba trăm năm hình thành và phát triển của thành phố Hồ Chí Minh biết bao điển tích, sự kiện.

Sài Gòn 100 năm trước là nơi Bác Hồ có mối tình đầu sâu sắc, nhưng Người phải hy sinh để ra đi tìm đường cứu nước. Sài Gòn là nơi đã diễn ra ngày toàn thắng, kết thúc cuộc chiến tranh dài nhất thế giới.

Chúng ta có Củ Chi trong kháng chiến chỉ cách trung tâm đầu não của cuộc chiến tranh xâm lược có 30 cây số là căn cứ vững chắc của cách mạng với 250 cây số địa đạo. Ở đó, có biết bao câu chuyện về những mối tình đẹp của các đôi nam nữ chiến sĩ cách mạng, có biết bao câu chuyện lâm li về sự hy sinh tinh thần, vật chất và thân xác. Sự hy sinh anh dũng và lẫm liệt ấy ngàn năm sau vẫn là ngọn lửa sáng, nồng ấm.

Một Cần Giờ, dưới tán rừng đước sinh quyển, cửa ngõ ra biển của thành phố, ẩn giấu biết bao câu chuyện mà mỗi lần nhắc đến, mỗi trái tim đều rung cảm.

Một Sài Gòn, từ cơ chế bao cấp đã thoát thân đã xé rào đổi mới để trở thành thành phố Hồ Chí Minh đầu tàu của cả nước. Và đang ngoan cường đổi mới bằng cơ chế thí điểm, để luôn là đầu tàu mạnh của đoàn tàu Việt Nam.

Đây chính là đề tài cho những câu chuyện dài nhiều tập rất sâu sắc và hấp dẫn cho điện ảnh, cho văn học nghệ thuật. Tôi hy vọng thành phố Hồ Chí Minh sẽ đưa điện ảnh, văn hóa ngang với kinh tế và có đầu tư đúng mức, đặc biệt có cơ chế phù hợp để phát triển điện ảnh. Trong cơ chế, tôi nghĩ bắt buộc phải có cơ chế về vốn, cơ chế để có kịch bản hay, có đủ điều kiện để xây dựng những bộ phim có tầm cỡ. Thành phố cũng cần có cơ chế hợp tác quốc tế thật thoáng cho điện ảnh, để không chỉ chúng ta làm phim mà thế giới đến Việt Nam làm phim, và cùng chúng ta làm phim về thành phố, về Việt Nam. Có cơ chế thích hợp, các nhà văn, các biên kịch, đạo diễn, các diễn viên điện ảnh sẽ dành tâm huyết để làm nên những tác phẩm ngang tầm thời đại.

Từ liên hoan phim quốc tế này, tôi nghĩ sẽ mở ra cho thành phố những bước đi mới huy hoàng bằng điện ảnh và cho điện ảnh.

Trình Quang Phú

Nguồn Văn nghệ số 19/2024


Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 19/9 - 20/9, mưa lớn xảy ra tại khu vực từ Thanh Hóa - Quảng Trị
Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Baovannghe.vn - Tối ngày 19.9.2024 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình VHNT năm 2023, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội)
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.