Văn hóa nghệ thuật

Điện ảnh Thái Lan - diện và điểm

Văn hóa nghệ thuật
08:26 | 14/06/2018
Điện ảnh Thái Lan có những điểm chung với các nền điện ảnh khác, đồng thời nổi bật với những điểm khác biệt. Năm bộ phim hiện đại được coi là tiêu biểu của nền điện ảnh này minh chứng cho nhận định ấy. Thứ nhất, Trái tim mạnh mẽ của Nawapol Thamrongrathanarit; Thứ hai, Pee Maak; Thứ ba, Cuộc sống cuối cùng trong vũ trụ; Thứ tư, Shambhala, tạm dịch Cõi niết bàn; Thứ năm Cậu Boonmee, người hồi nhớ được những thân phận trước của mình
aa


Điện ảnh Thái Lan thuộc hàng đặc sắc nhất và ra đời sớm nhất trong Nghệ thuật thứ bảy toàn cầu. Nó khởi nguồn từ một gặp gỡ lịch sử - văn hóa, gặp gỡ Đông – Tây kỳ diệu. Đất nước Thái Lan bấy giờ may mắn có một vị vua có tầm nhìn xa rộng và chuẩn mực, xét từ bí ẩn của tiến trình Lịch sử. Vị vua đó là Chulalongkorn (1853-1910). Ông không bối rối trước làn sóng thực dân hóa phương Tây, mà bình tĩnh xử lý mọi chuyện, sao cho Thái Lan không bị xâm chiếm và biến thành thuộc địa. Ông cũng nhất quyết bảo tồn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời nỗ lực hiện đại đại hóa đất nước theo hình mẫu Phương Tây mà ông đích thân sang thăm để học hỏi. Chuyến thăm thành phố Berne, Thụy Sỹ, năm 1897 của ông được ghi hình lại bởi Francois-Heny Lavanchy-Clarke (1885-1950), nhà điện ảnh đầu tiên của Thụy Sỹ và một nhà điện ảnh đầu tiên của toàn thế giới. Lavanchy-Clarke là nhân viên giao dịch thương mại của một nhà máy sản xuất xà phòng, thời mà “Xà phòng là ánh thái dương!”. Ông nhạy bén với nghệ thuật quay phim vừa mới ra đời, kỳ công học tập và say sưa quay lại nhiều cảnh sống và lao động của nhân dân Thụy Sỹ. Ông ngưỡng mộ vua Thái Lan, vì vua này không bảo thủ mà thực sự cầu thị, vượt lên trước thời đại và thói ngạo mạn vô lối của phong khiến phương đông, dẫn dắt đất nước mình vào con đường duy nhất đúng là tự lực tự cường. Ông được phép và đã bất tử hóa chuyến thăm của vua Chulalongkorn. Ông giúp đoàn tùy tùng của vua Thái học cách chiếu phim, để sau đó, vua đem phim về chiếu ở Thái Lan, khiến Hoàng gia vô cùng thích thú và xúc động. Một số nghệ sỹ Thái Lan liền lao vào học kỹ thuật làm phim. Các ông trùm đường sắt Thái Lan hiểu ngay vai trò của điện ảnh, chi ra nhiều tiền cho những nghệ sỹ này. Năm 1922, bộ phim đầu tiên của điện ảnh Thái Lan ra đời. Đó là phim tài liệu hoành tráng và thành công ngoài dự định: Sam Poi Luang: lễ hội tuyệt vời ở miền bắc, ca ngợi sự quyến rũ của du lịch đường sắt. Phim này do Công ty đường sắt hoàng gia sản xuất và phát hành. Cùng năm đó, công ty hợp tác với Hollyood làm một phim nữa, nhưng bộ phim này hiện bị thất lạc.


Tiếng chuông chùa Nội - Thơ Thy Nguyên

Tiếng chuông chùa Nội - Thơ Thy Nguyên

Baovannghe.vn- Sớm nay mùa đông/ Trườn qua xao nhãng
Những cánh chim Chua Sa. Truyện ngắn của Trung Long

Những cánh chim Chua Sa. Truyện ngắn của Trung Long

Baovannghe.vn- Ở Chua Sa có hai biệt thự lớn, người xây chúng từng là thợ săn, sau mấy chục năm lưu lạc ông trở về xây hai biệt thự rồi biến mất. Nghe kể, ông biến thành ma, mình đầy lá chân gấu, tay cầm cây lao dài trôi dạt trên những cánh rừng quanh Chua Sa.
Thời tiết ngày 23/11: Bắc Bộ duy trì nắng hanh. Nam Bộ mưa rào vài nơi

Thời tiết ngày 23/11: Bắc Bộ duy trì nắng hanh. Nam Bộ mưa rào vài nơi

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết ngày 23/11: Bắc Bộ đêm không mưa, ngày nắng. Nam Bộ mưa rào vài nơi.
Thông cáo báo chí số 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Baovannghe.vn - Thứ Sáu, ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Quà tặng của chiến tranh - Truyện ngắn của Hoài Hương

Quà tặng của chiến tranh - Truyện ngắn của Hoài Hương

Baovannghe.vn - Chiến dịch thần tốc như một cơn lốc không ngày không đêm, đơn vị vừa đánh vừa hành quân gần như xuyên dọc theo Quốc lộ 13 hướng về Sài Gòn mỗi ngày một gần thêm.