Sự kiện & Bình luận

Đoàn kết là sức mạnh nội sinh giúp dân tộc vươn lên trong kỷ nguyên mới

Minh Nguyệt
Chính trị xã hội
16:32 | 17/11/2024
Baovannghe.vn - Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc động lực quan trọng, nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong giai đoạn phát triển mới
aa

Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII là sự kiện chào mừng Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18.11) và Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23.11)

Với phương châm để chủ thể văn hoá tự giới thiệu về mình, tuần đại đoàn kết hưa hẹn sẽ mang đến một bầu không khí vui tươi, đoàn kết, với nhiều hoạt động như tổ chức trưng bày, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, không gian văn hóa; tái hiện các lễ hội độc đáo của các dân tộc; trình diễn các tiết mục dân ca, dân vũ đặc sắc; trình diễn trang phục dân tộc; thi đấu các môn thể thao truyền thống; Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ

Tham dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã biểu dương và đánh giá cao Bộ VHTTDL, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan tổ chức chuỗi các hoạt động có ý nghĩa lần này.

Đoàn kết là sức mạnh nội sinh giúp dân tộc vươn lên trong kỷ nguyên mới
Phó Thủ tướng Lê Thành Long tham dự Tuần Đại đoàn kết dân tộc

Tinh thần đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh nội sinh giúp dân tộc Việt Nam vững vàng trải qua hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, với biết bao thăng trầm. Bản sắc dân tộc, truyền thống văn hóa của các dân tộc Việt Nam đã không ngừng được vun đắp, hun đúc qua các thế hệ; với giá trị cốt lõi là tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân gia đình, làng, xã và Tổ quốc.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long khẳng định, “Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đặc biệt và chăm lo cho sự nghiệp phát triển văn hóa, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc bằng việc ban hành, thực hiện nhiều chủ trương, đường lối, chính sách thiết thực, hiệu quả. Nhờ đó, nhận thức về văn hóa ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn; các sản phẩm văn hóa ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu mới nhiều mặt của xã hội”

Nhìn lại quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, đại đoàn kết dân tộc đã đem lại nhiều chiến công lừng lẫy cho dân tộc Việt. Từ Đinh- Lý- Trần- Lê đến thời đại Hồ Chí Minh- đại đoàn kết dân tộc trở thành nguồn sức mạnh nội sinh kết tinh nên nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa của dân tộc. Sở hữu bề dày lịch sử văn hóa, cộng với những di sản văn hóa mang tầm quốc tế, Việt Nam trở thành một dân tộc giàu có về văn hóa top đầu trên thế giới. Theo số liệu của Cục di sản, hiện Việt Nam đã có hàng nghìn di sản văn hóa cấp quốc gia, 134 di tích quốc gia đặc biệt, 8 di sản văn hóa vật thể và 15 di sản văn hóa phi vật thể có giá trị đặc biệt tiêu biểu được UNESCO công nhận, ghi danh là Di sản thế giới. Cùng với đó, khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được củng cố vững chắc, tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Đặc biệt, truyền thống tốt đẹp “tương thân, tương ái”, “thương người như thể thương thân” của dân tộc được phát huy mạnh mẽ, thể hiện rõ nét trong những lúc khó khăn, thử thách như đại dịch Covid-19 hay trong phòng, chống và khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 vừa qua. Nhiều tấm gương sáng trong phong trào thi đua yêu nước, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã được biểu dương, giúp lan tỏa những giá trị tốt đẹp vào đời sống xã hội.

Chính vì vậy, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực quan trọng, nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong giai đoạn phát triển mới, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) đã xác định: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và là mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững. Chúng ta có quyền tin tưởng rằng, với truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, gắn bó và bề dày lịch sử văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc, những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc sẽ tiếp tục được xây dựng, gìn giữ và phát huy.

Trong thời kỳ mới của dân tộc, khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ không ngừng được củng cố ngày càng vững chắc, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thư gửi đồng đội Sư đoàn 320 QĐ3

Thư gửi đồng đội Sư đoàn 320 QĐ3

Baovannghe.vn - Các đồng đội sư đoàn 320A cùng thời của tôi thân mến! Hôm nay là 29/4/2025. Giờ này năm mươi năm về trước anh em chúng mình đang chìm trong lửa đạn trên cánh đồng Tân Phú Trung, Cầu Bông, Cầu Sáng và cửa mở Đồng Dù trên đất Củ Chi. Giờ này bao nhiêu đồng đội của chúng mình ngã xuống. Giờ này nắng bắt đầu lên, bình minh ở cửa ngõ Sài Gòn với chúng mình xa lạ mà lại thân thương đến thế.
Bản tin Văn nghệ ngày 29/4/2025

Bản tin Văn nghệ ngày 29/4/2025

Baovannghe.vn - Tái hiện "Con đường thống nhất" tại Hoàng thành Thăng Long; Ấn tượng chương trình nghệ thuật "Sao vàng trên Đất Thép"; Hải Phòng triển lãm ảnh “Đất nước trọn niềm vui”... là những tin được điểm trong Bản tin ngày 29/4.
Nghị quyết về Đào tạo lĩnh vực nghệ thuật đặc thù tiếp tục được xem xét tại phiên họp 45

Nghị quyết về Đào tạo lĩnh vực nghệ thuật đặc thù tiếp tục được xem xét tại phiên họp 45

Baovannghe.vn - Văn phòng Quốc hội vừa có văn bản số 1337/TB-VPQH ngày 28/4/2025 thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về đào tạo các ngành, nghề chuyên môn đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật (tại Phiên họp thứ 44, tháng 4/2025).
Nỗ lực để Văn học, nghệ thuật của người Việt Nam ở nước ngoài phát triển

Nỗ lực để Văn học, nghệ thuật của người Việt Nam ở nước ngoài phát triển

Baovannghe.vn - Chiều 28/4, Hội đồng Lý luận Trung ương và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Văn học, nghệ thuật của người Việt Nam ở nước ngoài sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới, phát triển (1975-2025)”.
Khai mạc chuỗi du lịch biển năm 2025 tại Thanh Hóa

Khai mạc chuỗi du lịch biển năm 2025 tại Thanh Hóa

Baovannghe.vn - Lễ khai mạc mùa du lịch biển Sầm Sơn 2025 đã diễn ra vào tối ngày 26/4/2025, tại Quảng trường Biển, phường Trung Sơn, với hàng ngàn du khách và đông đảo bà con nhân dân tham dự.