Văn hóa nghệ thuật

Gặp hồn quê Kinh Bắc qua "Xẩm chợ" của hoạ sĩ Đỗ Bảng

Hà Phương
Mỹ thuật 16:00 | 05/06/2025
Baovannghe.vn - Triển lãm “Xẩm Chợ” được xem là những lát cắt sâu sắc trong hành trình sáng tác hơn ba thập kỷ của họa sĩ Đỗ Bảng - người con sinh ra và lớn lên trên quê hương Kinh Bắc
aa

Theo đó, Xẩm chợ sẽ diễn ra từ ngày 10 – 30/6 tại The Muse Artspace, 47 Tràng Tiền, Hà Nội. Triển lãm trưng bày 24 tác phẩm và được chia làm hai giai đoạn:

- Giai đoạn đầu: Trữ tình - biểu cảm "Lập xuân"; "Rằm tháng bảy"; "Buổi áng mùa hè"; "Lễ cầu siêu"; "Cánh diều tuổi thơ"; "Tiếng sáo mùa hạ".

- Giai đoạn sau: Dân gian- sinh hoạt: "Xẩm chợ" ; "Điệu khèn mùa xuân"; "Xuống chợ"; "Trung thu"; "Thung lũng bình yên".

Gặp hồn quê Kinh Bắc qua
Xẩm chợ sẽ diễn ra từ ngày 10 – 30/6 tại The Muse Artspace, 47 Tràng Tiền, Hà Nội. Triển lãm trưng bày 24 tác phẩm. Ảnh BTC

Theo giám tuyển triển lãm Vân Vi, tranh của Đỗ Bảng thấm đẫm cái chất quê mùa Bắc Ninh, một sự quê mùa kiêu hãnh, được thể hiện qua bảng màu dã thú rất khó phối. Những gam xanh gắt như màu lá chuối non, những sắc hồng như màu áo của các cô gái hát quan họ, được ông kết hợp một cách không rực rỡ mà hòa hợp, gợi một cảm giác quan tâm, tha thiết đến những câu chuyện cũ. Đôi khi đó là câu chuyện về một ông già hát xẩm đi dọc làng, lũ trẻ con xúm lại quanh ông, ngồi nghe bằng những gương mặt thơ ngây. Đôi khi là cảnh liền anh liền chị giao duyên, không cần mô tả rõ mặt, chỉ qua dáng hình uyển chuyển đã thấy hết sự tình tứ của vùng văn hóa này.

Bút pháp của Đỗ Bảng rất tự nhiên. Ông tạo hình bằng những nét gạch khỏe khoắn, chắc chắn, như thể ông khắc họa cuộc sống bằng trực giác hơn là tính toán. Những hình thể trong tranh ông luôn rõ ràng về động tác, nhưng không khô cứng, trái lại, cho một biểu cảm mềm mại và mộc mạc. Có gì đó thân thuộc, nhiều sức sống trong từng dáng hình. Đỗ Bảng không vẽ một cái gì cụ thể, mà là vẽ hồn cốt của vùng đất Bắc Ninh vẫn còn đậm nét trong ký ức của ông.

Gặp hồn quê Kinh Bắc qua
Họa sĩ Đỗ Bảng

Tranh Đỗ Bảng thuộc trường phái biểu hiện, dã thú. Nhưng cái khác biệt rõ rệt nhất ở ông chính là: chất văn hóa Bắc Ninh, một bản sắc thấm vào cùng màu sắc, dáng hình và nét cọ. Ở đó, ta không chỉ thấy nghệ thuật, mà còn thấy ký ức, thấy con người, thấy một vùng đất đang tự sự bằng chính ngôn ngữ của màu sắc và đường nét.

Dưới đây là một số tác phẩm sẽ được trưng bày tại triển lãm:

Gặp hồn quê Kinh Bắc qua
Tác phẩm "Tri âm tri kỷ" - Acrylic trên toan 136cmx65cm. Năm 2023
Gặp hồn quê Kinh Bắc qua
Tác phẩm "Sớm lửa tối đèn" Acrylic trên bìa cát tông. Năm 2017
Gặp hồn quê Kinh Bắc qua
Tác phẩm "Chiều trên đê sông Cầu" Acrylic trên toan 70 cm x110cm. Năm 2018
Gặp hồn quê Kinh Bắc qua
Tác phẩm "Bản mù thấp buổi sáng". Acrylic trên toan 42 cmx62cm. Năm 2025

Ruộng, rừng, và hành trình đời người

Ruộng, rừng, và hành trình đời người

Ra mắt lần đầu vào năm 2006, Màu rừng ruộng - tiểu thuyết đầu tay của Đỗ Tiến Thụy - đến nay vẫn là tác phẩm gây ám ảnh nhất trong văn nghiệp của anh. Trên nền không gian kép Ruộng và Rừng, nhà văn không chỉ tái hiện một thế giới nông thôn Bắc Bộ và Tây Nguyên hậu chiến bằng lối kể truyền thống ngồn ngộn chi tiết, mà còn mạnh mẽ đặt ra câu hỏi về sự lạc hậu, mông muội và bi kịch tinh thần mà con người phải gánh chịu dưới ách tập tục, luật tục và ký ức tập thể.
Tự do của loài chim - Thơ Vi Thùy Linh

Tự do của loài chim - Thơ Vi Thùy Linh

Baovannghe.vn- Loài chim nào bay cao, nhanh nhất/ Loài chim nào nhiều sức mạnh
Nhà văn, nhà báo Hồ Quang Lợi ra mắt cuốn sách thứ 11 "Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút"

Nhà văn, nhà báo Hồ Quang Lợi ra mắt cuốn sách thứ 11 "Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút"

Baovannghe.vn - Sáng 12/6, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Thư viện Quân đội phối hợp Nhà xuất bản Hà Nội tổ chức lễ ra mắt cuốn sách Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút của nhà văn, nhà báo Hồ Quang Lợi.
Vai trò của thanh niên trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Vai trò của thanh niên trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Baovannghe.vn - Chiều 12/6, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Đề án Thanh niên tham gia bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam giai đoạn 2024-2029.
Viết ký ức

Viết ký ức

Nguyễn Đức Tùng "văn bản hóa ký ức" bằng ngôn từ, bằng hình ảnh ẩn dụ con thuyền, và bằng lối văn vừa sắc lạnh như lưỡi dao mổ, vừa dịu dàng như một bài thơ. Thuyền không chỉ ghi lại biến cố vượt biên, mà trở thành một bản đồ tinh thần, nơi mỗi mất mát cá nhân được nâng lên thành chất liệu tự vấn.