Văn hóa nghệ thuật

Hiện thực Nguyễn Quang Thiều

Mỹ thuật
06:53 | 08/02/2021
Bạn đọc hẳn là đã quá quen với một Nguyễn Quang Thiều thi sĩ từ ba chục năm nay với tập thơ gây nhiều tranh cãi trong giới cầm bút. Đó là tập Sự mất ngủ của lửa do Nhà xuất bản Lao động ấn hành năm 1992. Thế nhưng hẳn là khán giả ít nhất ở Hà Nội cũng đã một lần được biết đến một Nguyễn Quang Thiều họa sĩ từ 15 năm trước. Ông đã có mặt trong triển lãm Nhà văn vẽ cùng với các nhà thơ nhà văn Trần Nhương, Đỗ Minh Tuấn, Đoàn Lê bằng chính tác phẩm hội họa của mình
aa

Bạn đọc hẳn là đã quá quen với một Nguyễn Quang Thiều thi sĩ từ ba chục năm nay với tập thơ gây nhiều tranh cãi trong giới cầm bút. Đó là tập Sự mất ngủ của lửa do Nhà xuất bản Lao động ấn hành năm 1992. Thế nhưng hẳn là khán giả ít nhất ở Hà Nội cũng đã một lần được biết đến một Nguyễn Quang Thiều họa sĩ từ 15 năm trước. Ông đã có mặt trong triển lãm Nhà văn vẽ cùng với các nhà thơ nhà văn Trần Nhương, Đỗ Minh Tuấn, Đoàn Lê bằng chính tác phẩm hội họa của mình.

Nhà văn cầm bút lông thường thì có chung một lối tư duy. Nếu không miệt mài miêu tả cái hiện thực trước mắt mình thì cũng là kể một câu chuyện bằng hình ảnh tả thực. Nghĩa là cuốn người xem vào nhận thức, khoái cảm hình ảnh của mình. Cho nên rất dễ nhận thấy với những bức tranh của mình Nguyễn Quang Thiều đã vượt thoát ra khỏi cái tầm tư duy ấy một cách ngoạn mục. Ông đã tiến rất gần đến chân lí kinh điển của hội họa “Nghệ thuật làm cho người ta thấy chứ không làm cái người ta đã thấy” mà danh họa P.Klee đã từng phát biểu hơn trăm năm trước.

Lẽ dĩ nhiên nghệ thuật nào chẳng làm cho người ta thấy. Điều đó không có gì lạ bởi bức tranh nào khi ra đời cũng là lúc khán giả lần đầu tiên được nhìn thấy nó. Tuy nhiên, rất có thể nó lại quá cũ về kĩ thuật, phong cách hay trường phái thể hiện. Tôi không nằm trong số những người xem cực đoan cho rằng yếu tố lạ là quyết định cho một tác phẩm, thậm chí là cả sự nghiệp của một họa sĩ. Lạ chỉ là yếu tố cần có, nên có lúc bắt đầu. Sau đó cái lạ ấy phải diễn biến như thế nào đấy để nói lên điều tác giả định nói một cách mạch lạc thú vị nhất mới là quan trọng.

Nguyễn Quang Thiều có lẽ là một nhà văn lần đầu tiên tìm cho hội họa của mình một hướng đi khác lạ như thế. Và ông trung thành với cách tiếp cận hội họa của mình ngay từ triển làm nhóm đầu tiên năm 2005 với những bức tranh vẽ cá gây ấn tượng cho đến tận bây giờ. Nói một cách nôm na ra thì vẫn với quan niệm ấy ông đã hoàn thiện nó từng bước ngay trong tâm tưởng của mình dù có những thời gian dài ông không cầm bút vẽ. Điều này ngay cả với những họa sĩ chuyên nghiệp không phải lúc nào cũng được quan tâm đầy đủ. Tất nhiên lối vẽ nhiều phong cách và luôn thành công không phải chưa từng có. Chỉ có điều nó đòi hỏi họa sĩ phải từ tầm Picasso trở lên. Cái lạ trong tranh Nguyễn Quang Thiều là nhất quán. Và quá trình ấy kéo dài liên tiếp đã hình thành nên một phong cách riêng biệt tạo ra một không gian trên tranh khó lẫn với người khác.

Tranh Nguyễn Quang Thiều đặc biệt nổi trội ở bảng hòa sắc. Thứ hòa sắc là sản phẩm của suy tư chứ không có bất cứ trường lớp nào dạy được như thế. Nếu nói rằng Nguyễn Quang Thiều không được học vẽ là một may mắn cũng chẳng có gì sai. Bởi vì mọi loại trường dạy vẽ trên đời chỉ dạy được kĩ năng mà thôi. Nhiều nhất cũng chỉ dạy được đến kĩ năng tư duy đơn giản về hình họa, bố cục, trang trí mà không dạy được về màu sắc. Bảng hòa sắc của Nguyễn Quang Thiều thoạt trông tưởng như khá hồn nhiên khi ông dùng nhiều màu nguyên sắc không pha trộn. Thực ra không phải thế. Mỗi mảng màu đều có tính toán kĩ càng và hướng đến hiệu quả gây ấn tượng thị giác mạnh. Và ngạc nhiên thay, bảng hòa sắc này ta thường hay bắt gặp ngoài thiên nhiên của những vùng quê trù phú. Sắc vàng mượt mà của hoa cải, màu xanh biếc trong của cổ vịt, màu nâu đồng đất ấm áp, màu lam trên những lưng áo thôn nữ hội hè… Có lẽ ngôi Làng Chùa nơi Nguyễn Quang Thiều sinh ra và lớn lên là tác nhân chính hình thành nên bảng hòa sắc này. Có thể do dày công quan sát mà cũng có thể nó hình thành ngay từ trong máu thịt từ xưa rồi.

Cũng như thơ ca, tranh của Nguyễn Quang Thiều được người xem cảm nhận nhiều hơn là lí giải nó. Ông thực hiện rất nhiều bố cục dạng đồng hiện chạy theo nguồn cảm xúc mà không tuân thủ bất cứ thủ pháp hàn lâm nào. Có lẽ đây cũng lại là một may mắn cho người xem. Hội họa của chúng ta vài năm gần đây đã thấy rõ dấu hiệu chững lại. Những tìm tòi cách tân hầu như không còn sôi nổi như thập kỉ 80 thế kỉ trước nữa. Có nhiều nguyên nhân song có một nguyên nhân dễ thấy nhất. Đó là họa sĩ được đào tạo ra với phông văn hóa tương đối mỏng manh. Điều đó khiến cho kĩ năng tư duy bị bó hẹp. Nó chỉ quanh quẩn đâu đó với vài kĩ thuật cũ mèm trên thế giới. Nhưng đó là câu chuyện lớn của ngành mĩ thuật. Lớn đến mức số họa sĩ đặt ra câu hỏi ấy cũng là rất hiếm. Thưởng thức tranh của Nguyễn Quang Thiều ta dễ dàng nhận thấy luồng tư duy sáng sủa của ông về đất nước, về con người, về thân phận và hi vọng. Và cả về những ưu tư lo lắng buồn phiền cho một xã hội còn quá nhiều xộc xệch. Luồng tư duy ấy hiện lên mặt tranh bằng những hình ảnh mang tính dự cảm nhiều hơn là thông báo. Men theo con đường cảm xúc ấy, người xem sẽ bắt gặp một thứ ngôn ngữ khi thì thầm thong thả, khi mãnh liệt thăng hoa. Đó là thế giới của ông. Hay nói một cách khác thì đó là hiện thực Nguyễn Quang Thiều.

Chắc chắn sẽ có người băn khoăn rằng những hình ảnh và màu sắc trong tranh Nguyễn Quang Thiều không thấy ở bất cứ đâu thì sao có thể gọi là hiện thực. Câu hỏi này đã từng được họa sĩ thiên tài Salvado Dalí (1904-1989) trả lời từ ngót một thế kỉ trước khi ông bị giới phê bình mĩ thuật gắn cho cái mác trường phái siêu thực(surealism). Ông bảo “Không phải thế, đây là hiện thực Dalí!”.

1/2021

Nguồn Văn nghệ số 6+7+8/2021


Chàm. Truyện ngắn dự thi của Tống Ngọc Hân

Chàm. Truyện ngắn dự thi của Tống Ngọc Hân

Baovannghe.vn - Gần đây, người ta lấy thuốc hậu sản cho phụ nữ rất nhiều. Ngoạn thấy bố gọi chứng trầm cảm sau sinh là hậu sản. Bố nói, tất cả những căn bệnh của phụ nữ sau sinh đều nguy hiểm đối với không chỉ người mẹ, đứa con mà còn đối với cả cuộc hôn nhân.
Đá chín - Truyện ngắn dự thi của Phan Đình Minh

Đá chín - Truyện ngắn dự thi của Phan Đình Minh

Baovannghe.vn - Định mệnh không phải thứ Thượng đế trao sẵn mà tiềm ẩn từ khối óc và bàn tay chăm chỉ. Điều công chính, rành rọt là Rũng Xầu muốn tận hưởng đủ đầy thành quả giấc mơ Đá chín một cách hiện hữu thì gã phải trung thực trên mọi chặng đường đời có vay có trả.
Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025

Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025

Baovannghe.vn- Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non.
Bản tin Văn nghệ ngày 24/11/2024

Bản tin Văn nghệ ngày 24/11/2024

Baovannghe.vn - Di sản Tư liệu của UNESCO “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế”
Dốc mây. Truyện ngắn của Lê Hà Ngân

Dốc mây. Truyện ngắn của Lê Hà Ngân

Baovannghe.vn - Nghe con trai khuyên nhủ bà thấy yên tâm ngồi dậy ăn cơm cùng thằng con. Thằng bé buồn buồn gắp thức ăn cho mẹ, nhưng lại quay đi gạt nước mắt