Chuyên đề

Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn Tô Hoài

Hội nhà văn VN
09:04 | 16/10/2020
Sáng 13-10-2020 tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Tô Hoài (1920 – 2020). Lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam cùng đông đảo các nhà văn, nhà nghiên cứu, công chúng yêu văn học và gia đình nhà văn Tô Hoài đã đến dự. Gần 20 bản tham luận đã được gửi đến Ban tổ chức, trong đó có 9 bản tham luận công phu đã được các tác giả trực tiếp trình bày tại Lễ kỷ niệm.
aa

Trong số các nhà văn từ nửa cuối thế kỷ XX đến nay, nhà văn Tô Hoài có đầu sách nhiều nhất. Đương nhiên, không ai lấy số lượng để đánh giá chất lượng tác phẩm nhưng với Tô Hoài, số lượng tác phẩm cho thấy khả năng làm việc phi thường, bút lực, kiến văn của ông thật đáng nể trọng. Trong cuộc đời viết văn của mình, ngoài những bài thơ đầu tay, ông tập trung sáng tác văn xuôi như: Tiểu thuyết, truyện ngắn, hồi ký, bút ký. Không gian trong sáng tác của Tô Hoài trải dài từ Hà Nội lên Việt Bắc, Tây Bắc rồi ra cả nước ngoài.

Buổi lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn Tô Hoài.

Tại lễ kỷ niệm, thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch hội Liên hiệp VHNT Việt Nam, Chủ tịch hội Nhà văn Việt Nam – đã nhấn mạnh: Tô Hoài là một nhà văn lớn trên văn đàn Việt Nam; người có đóng góp rất quan trọng vào sự toàn thắng của văn chương quốc ngữ và đưa nó vào quỹ đạo của văn học hiện đại. Ông là người có bút lực cường tráng, có công to lớn trong việc mở rộng cương vực của văn xuôi Việt Nam; để lại một pho sử thi đồ sộ về đất nước, con người và cuộc sống của dan tộc Việt Nam trong thế kỷ 20-một thế kỷ sôi động và sống động với 2 cơn bão táp kép và chiến tranh và cách mạng, cách mạng và chiến tranh. Ông là người kỳ tài khi lưu giữ ký ức tuổi thơ trong mảng văn học thiếu nhi. Tác phẩm của ông xuất sắc đến mức người ta có thể xem ông là người đặt nền móng cho mảng đề tài thiếu nhi của văn học Việt Nam. Tô Hoài cũng là nhà văn tiên phong và hạt nhân lãnh đạo có công hàng đầu trong xây dựng Hội Nhà văn Việt Nam từ thời “Văn hóa cứu quốc”. Và Tô Hoài là một công dân Thủ đô ưu tú, góp phần làm vẻ vang cho Hà Nội về mặt văn hóa… Tô Hoài đã để lại cho chúng ta nhiều bài học về nhân cách văn hóa của một nhà văn lớn.

Đóng góp của nhà văn Tô Hoài không chỉ là những sáng tác mà còn để lại cho hậu thế những kinh nghiệm về nghề viết. Kinh nghiệm ấy còn được ông tổng kết trong những tập như “Sổ tay viết văn”, “Nghệ thuật và phương pháp viết văn”. Ông cùng với những nhà văn cùng thời trong Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức xây dựng, tập hợp những người viết, làm nên diện mạo nền văn học cách mạng.

Giáo sư Hà Minh Đức, GS. Phong Lê, các nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình Lại Nguyên Ân, Hoàng Quốc Hải, Ngô Thảo, Lý Hoài Thu, Thúy Toàn, Lê Thị Bích Hồng… với nhiều cách tiếp cận khác nhau đã nêu bật thành tựu văn chương của Tô Hoài Trong dòng văn học hiện thực thời kỳ 1939-1945, Tô Hoài là một cây bút tiêu biểu, đa năng. Ông có tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký, truyện thiếu nhi…Thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám, khối lượng tác phẩm được nhân lên với nhiều thể loại. Ngoài ra, Tô Hoài còn là nhà văn viết giỏi, viết hay về các loài vật. Chỉ riêng một chuyện “Dế mèn phiêu lưu ký” cũng đã ghi một điểm son cho quá trình hoạt động văn học của nhà văn Tô Hoài.

VN


Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 19/9 - 20/9, mưa lớn xảy ra tại khu vực từ Thanh Hóa - Quảng Trị
Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Baovannghe.vn - Tối ngày 19.9.2024 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình VHNT năm 2023, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội)
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.