Văn hóa nghệ thuật

Hội nhạc sĩ Việt Nam 60 năm song hành cùng dân tộc và âm nhạc Việt Nam

Văn hóa nghệ thuật
14:11 | 09/12/2017
Ngày 7/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “60 năm Hội Nhạc sĩ Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”. Hội thảo được tổ chức nhằm đánh giá khách quan, khoa học thành tựu trên các lĩnh vực âm nhạc của Hội Nhạc sĩ Việt Nam; khẳng định vai trò, vị trí của giới nhạc sĩ trong đời sống âm nhạc, văn hóa của đất nước. Đây cũng là dịp để tôn vinh, cổ vũ những người hoạt động âm nhạc Việt Nam. Phát biểu tại hội thảo, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân- Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam (NSVN) cho biết: “Trong mỗi chặng đường phát triển của đất nước, Hội NSVN nói chung và các nhạc sĩ nói riêng đều song hành cùng cùng dân tộc và âm nhạc Việt Nam. Đến ngày hôm nay, Hội NSVN đã đi được 60 năm - một chặng đường vẻ vang rất đỗi tự hào”.
aa

Ngày 7/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “60 năm Hội Nhạc sĩ Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”.Hội thảo được tổ chức nhằm đánh giá khách quan, khoa học thành tựu trên các lĩnh vực âm nhạc của Hội Nhạc sĩ Việt Nam; khẳng định vai trò, vị trí của giới nhạc sĩ trong đời sống âm nhạc, văn hóa của đất nước. Đây cũng là dịp để tôn vinh, cổ vũ những người hoạt động âm nhạc Việt Nam.

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh Internet

Phát biểu tại hội thảo, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân- Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam (NSVN) cho biết: “Trong mỗi chặng đường phát triển của đất nước, Hội NSVN nói chung và các nhạc sĩ nói riêng đều song hành cùng cùng dân tộc và âm nhạc Việt Nam. Đến ngày hôm nay, Hội NSVN đã đi được 60 năm - một chặng đường vẻ vang rất đỗi tự hào”.

Hội Nhạc sĩ Việt Nam được thành lập ngày 30/12/1957 theo Nghị định số 750, 751 của Bộ Nội vụ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa. Tiền thân của Hội là Đoàn Nhạc sĩ Việt Nam, nằm trong Hội Văn Nghệ Việt Nam (thành lập từ tháng 7/1948) trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Trong mỗi chặng đường phát triển của đất nước, Hội Nhạc sĩ Việt Nam nói chung và các nhạc sĩ nói riêng đều song hành cùng cùng dân tộc và âm nhạc Việt Nam. Hiện hội NSVN có tổng cộng 1.400 hội viên, trong đó có nhiều người đã ra đi mà tác phẩm vẫn để lại cho đời, nhiều người đang sung sức trong sáng tạo vì tương lai của nền âm nhạc nước nhà. Trong 60 năm qua, từ các phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” trên miền Bắc khi đánh trả lực lượng không quân của đế quốc Mỹ trong những năm 60 – 70, phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” trong các đô thị miền Nam trước năm 75, và sau này là những phong trào thanh niên đi đầu trong công cuộc đổi mới đất nước; hát về biển đảo quê hương, hát về nông thôn mới, vùng sâu, vùng xa... và trong công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc, âm nhạc vẫn luôn là vũ khí sắc bén, và luôn luôn đồng hành cùng dân tộc. Các thế hệ nhạc sĩ Việt Nam đã để lại một kho tàng âm nhạc đồ sộ, vô cùng giá trị, đóng góp vào kho tàng văn hóa chung của cả dân tộc.

Cũng tại Hội thảo, các nhạc sĩ có nhiều tham luận về các khía cạnh khác nhau trong âm nhạc Việt Nam trong suốt 60 năm qua như: “Âm nhạc cách mạng và báo chí” (nhạc sĩ Cát Vận); “Đời sống âm nhạc các dân tộc ở nước ta ngày nay” (nhạc sĩ Nông Quốc Bình); “Âm nhạc cho thiếu nhi- Thực trạng, quá khứ và tương lai” (nhạc sĩ Hoàng Lân); “Âm nhạc mới hiện nay” (nhạc sĩ Vũ Nhật Tân)…Đây hầu hết là những vấn đề đang nổi cộm trong đời sống âm nhạc hiện nay, đồng thời đặt ra một vấn đề làm thế nào để có thể định hướng cảm thụ âm nhạc, sáng tác nhạc trong bối cảnh có quá các tác phẩm mới không hay, hoặc theo xu hướng lai-căng, bắt chước, thoát ly tính dân tộc, “quốc tế hóa”…

Tại hội thảo, các nhạc sĩ cũng đưa ra nhiều ý kiến về việc xây dựng đội ngũ kế cận trước thực tế đào tạo các nhạc sĩ sáng tác trẻ còn khá lỏng lẻo, trong khi lớp nhạc sĩ gạo cội đang dần vắng bóng,

VN


“Liên hoan Âm nhạc Asean - 2025” được tổ chức tại tỉnh Đắk Lắk

“Liên hoan Âm nhạc Asean - 2025” được tổ chức tại tỉnh Đắk Lắk

Baovannghe.vn - Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông đã ký Công văn 5164/BVHTTDL-NTBD gửi UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phối hợp tổ chức “Liên hoan Âm nhạc Asean - 2025”
Sông Thami trong xanh: Một biểu tượng của văn học Mông Cổ

Sông Thami trong xanh: Một biểu tượng của văn học Mông Cổ

Baovannghe.vn- Sáng ngày 22/11, nhân kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mông Cổ và Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp cùng với Đại sứ quán Mông Cổ đã tổ chức Lễ Giới thiệu cuốn tiểu thuyết “Sông Thami trong xanh” (tên gốc: Tungalag Tamir) của nhà văn Chadraabal Lodoidamba tại Hà Nội.
Ngoại vi - Thơ Tùng Bách

Ngoại vi - Thơ Tùng Bách

Baovannghe.vn- Khi sự thật vượt khỏi vòng tưởng tượng/ Mọi câu thơ không nhất thiết xuống dòng
Mài vào năm tháng. Truyện ngắn của Hiệu Constant

Mài vào năm tháng. Truyện ngắn của Hiệu Constant

Baovannghe.vn- Trong mắt tôi ngày ấy bà là một người phụ nữ đầy huyền bí và tôi quyết định tìm hiểu. Nên tôi hay ghé quán bà mài dao, đôi khi chỉ là cái cớ để có dịp hỏi chuyện. Quán của bà cũng là nơi trú ngụ chỉ vẻn vẹn vài mét vuông, được kê mấy tấm ván vừa làm nơi tác nghiệp, vừa làm chỗ ngả lưng, thậm chí làm bếp nấu nướng khi trời mưa và chỗ ngủ khi đêm về.
Học - Thơ Nam Thanh

Học - Thơ Nam Thanh

Baovannghe.vn- Khi em nhìn bùn đen/ Có thấy hoa sen nở?