Sáng nay (12/7), Bộ GD-ĐT chính thức công bố mức điểm sàn (ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào thấp nhất) mà thí sinh cần đạt được nếu muốn đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ). Thông qua mức điểm sàn, các trường ĐH, CĐ sẽ xây dựng mức điểm chuẩn để thực hiện công tác tuyển sinh. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, trên cơ sở thống kê phổ điểm thi THPT Quốc gia năm 2017 cho thấy, khối A và khối B có nhiều thí sinh đăng xét tuyển sinh nhiều nhất. Tuy nhiên, dựa vào việc xác định điểm sàn kể từ khi Bộ GD-ĐT thực hiện tuyển sinh ĐH theo phương thức 3 chung (chung đề, chung ngày thi và kết quả xét tuyển) và cho đến nay phương thức thi thay đổi là dùng kết quả thi THPT Quốc gia để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ thì điểm sàn năm nay cũng không có thay đổi gì nhiều.
Được biết, điểm mới trong xác định mức điểm sàn năm nay là Hội đồng xác định điểm sàn không chỉ gồm những lãnh đạo, đơn vị trực thuộc Bộ GD-ĐT mà bao gồm cả một số trường ĐH, CĐ. Thông qua ý kiến đóng góp của các trường, Bộ GD-ĐT sẽ đưa ra lộ trình bỏ mức điểm sàn chính thức được thực hiện từ năm 2018.
Nếu như mọi năm, điểm sàn ĐH áp dụng ở 5 khối thi truyền thống có nhiều mức khác nhau từ 13 đến 15 điểm và ở hệ CĐ giao động từ 10 đến 11 điểm thì năm 2015 là lần đầu tiên tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia, điểm sàn ĐH chỉ có một mức duy nhất là 15 điểm cho tất cả các khối thi và 12 điểm cho khối CĐ.
Năm 2016, Hội đồng xác định điểm sàn của Bộ đã thống nhất mức điểm tối thiểu mà thí sinh cần phải đạt được để được xét tuyển vào ĐH ởtất cả các tổ hợp môn thi đều ở mức 15 điểm. Năm 2017, mức điểm sàn dự kiến cũng không thấp hơn 15 điểm
TL