Sự kiện & Bình luận

Hợp nhất Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Tuồng Việt Nam

Trần Quốc Vinh
Tin 24 giờ 10:47 | 26/06/2025
Ngày 24/6, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định sắp xếp lại hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Theo đó, ba nhà hát lớn – Cải lương, Chèo, Tuồng – sẽ được hợp nhất thành một thiết chế mới mang tên Nhà hát Sân khấu Truyền thống Quốc gia Việt Nam. Đây được xem là bước đi mang tính chiến lược nhằm tinh gọn tổ chức, thúc đẩy tự chủ tài chính và mở ra hướng phát triển bền vững cho sân khấu truyền thống trong bối cảnh mới.
aa

Ngày 24/6/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1270/QĐ-TTg về việc sắp xếp lại hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL). Trong đó, đáng chú ý là việc hợp nhất ba nhà hát có vai trò trụ cột trong đời sống nghệ thuật truyền thống: Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam.

Hợp nhất Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Tuồng Việt Nam
Nhà hát chèo Việt Nam. Ảnh: wikipedia.

Ba đơn vị này sẽ được sáp nhập thành một thiết chế nghệ thuật mới với tên gọi Nhà hát Sân khấu Truyền thống Quốc gia Việt Nam. Đây được xem là bước đi chiến lược nhằm tinh gọn bộ máy, tăng cường năng lực tổ chức biểu diễn và thúc đẩy quá trình tự chủ tài chính trong các đơn vị nghệ thuật công lập. Đồng thời, việc hợp nhất này cũng đặt ra kỳ vọng về một không gian biểu diễn chung, nơi ba loại hình nghệ thuật cổ truyền sẽ không chỉ được bảo tồn mà còn có cơ hội giao thoa, tiếp biến và phát triển trong đời sống đương đại.

Cùng với đó, Nhà hát Ca, múa, nhạc dân gian Việt Bắc cũng sẽ sáp nhập vào Nhà hát Ca, múa, nhạc Việt Nam. Thiết chế mới mang tên Nhà hát Ca, múa, nhạc Quốc gia Việt Nam sẽ trở thành đơn vị biểu diễn tổng hợp các loại hình nghệ thuật dân gian và hiện đại.

Bộ VHTTDL hiện có 50 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc. Theo chỉ đạo từ Chính phủ, Bộ trưởng Bộ VHTTDL có trách nhiệm rà soát, sắp xếp lại toàn bộ hệ thống này theo hướng tinh gọn, hiệu quả và phù hợp với lộ trình tăng cường tự chủ tài chính, nâng cao hiệu lực quản lý và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.

Việc hợp nhất các nhà hát lớn trong lĩnh vực nghệ thuật truyền thống được kỳ vọng sẽ mở ra một chương mới cho nền sân khấu Việt Nam – nơi nghệ thuật dân tộc không bị chia cắt theo ranh giới hành chính, mà được nhìn nhận như một chỉnh thể di sản sống động, cần được gìn giữ và làm mới trong hơi thở thời đại.

Trăng hoài niệm - Thơ Tịnh Bình

Trăng hoài niệm - Thơ Tịnh Bình

Baovannghe.vn- Rồi bình minh sẽ hát/ Tiếng chim ngày tinh khôi
"Dòng sông mang lửa" - Kỳ tích Trường Sơn sống lại qua trang sách

"Dòng sông mang lửa" - Kỳ tích Trường Sơn sống lại qua trang sách

Baovannghe.vn - Ngày 25/7, tại Hà Nội, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn phối hợp với Hội Truyền thống Xăng dầu - Đường ống Trường Sơn tổ chức buổi lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết "Dòng sông mang lửa". Đây là lần tái bản thứ hai của tác phẩm sau khi được xuất bản lần đầu vào năm 2012.
Khai mạc Liên hoan phim Sinh viên Quốc tế ISMA 2025

Khai mạc Liên hoan phim Sinh viên Quốc tế ISMA 2025

Baovannghe.vn - Liên hoan phim Sinh viên Quốc tế lần thứ sáu (International Student Media Art Festival – ISMA 2025) lần đầu tiên được tổ chức tại trường Đại học Văn Lang- Tp Hồ Chí Minh
Lụa - Thơ Vương Tâm

Lụa - Thơ Vương Tâm

Baovannghe.vn- Kéo gàu Thu/ Múc nước giếng heo may
Vẻ đẹp của sự chuyển động

Vẻ đẹp của sự chuyển động

Baovannghe.vn - Ngô Mậu Tình là thầy giáo dạy văn tận tụy luôn hết lòng vì học trò Lâm Thủy, gắn bó thâm tình với bà con Bru - Vân Kiều. Anh tích cực tham gia công tác thiện nguyện, hỗ trợ học sinh nghèo, giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, đặc biệt là Hội Người mù Lệ Thủy.