Sự kiện & Bình luận

Kết thúc kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV: Không nói lý thuyết chung chung, mà bám sát vào đời sống…

Chính trị xã hội
08:27 | 30/06/2023
Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV đã kết thúc sau 23 ngày làm việc và đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra trước đó. Đại biểu, cử tri cả nước kỳ vọng, những quyết sách từ nghị trường sẽ tạo ra những xung lực mới, tiếp tục trở thành động lực thôi thúc đổi mới, phát triển đất nước
aa

Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV đã kết thúc sau 23 ngày làm việc và đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra trước đó. Đại biểu, cử tri cả nước kỳ vọng, những quyết sách từ nghị trường sẽ tạo ra những xung lực mới, tiếp tục trở thành động lực thôi thúc đổi mới, phát triển đất nước

Đổi mới công tác dân nguyện, nâng cao vai trò giám sát của Quốc hội

Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV diễn ra ngay sau thành công tốt đẹp của Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, nên thu hút sự quan tâm đặc biệt của cử tri, nhân dân cả nước về công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đặt ra trước đó. Vì vậy, những đòi hỏi về một góc nhìn toàn diện, tổng quát và phải có những giải pháp căn cơ không chỉ trước mắt mà còn có tính chất dài hạn cho giai đoạn cuối của nhiệm kỳ đã được Quốc hội đặt lên bàn nghị luận. Trong 23 ngày diễn ra kỳ họp, điều cử tri cả nước ghi nhận chính là những quyết sách kịp thời và sâu sát đã được thông qua và đưa vào thực thi. Trước tiên, có thể kể đến chính sách đãi ngộ về vốn cho hạng mục nhà ở giành cho người thu nhập thấp; là cơ chế mở cho thị trường điện trong nước nhằm hạn chế tối đa tình trạng thiếu điện, và những quyết sách cần và đủ cho nền kinh tế tri thức; cơ chế giám sát tối cao các dự án trọng điểm.v.v…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ Năm.

Cũng tại kỳ họp này, lần đầu tiên Quốc hội tiến hành thảo luận riêng về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4, qua đó, tiếp tục thể hiện tinh thần đổi mới về công tác dân nguyện của Quốc hội, nâng cao vai trò giám sát của Quốc hội trong việc giải quyết kiến nghị của cử tri, nhân dân. Trước đó, báo cáo về kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4 do Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng hợp, gồm 33 trang và hơn 100 trang phụ lục, đã nêu đầy đủ về kết quả giải quyết, trả lời đối với 2.593 kiến nghị, đánh giá về kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong việc tổng hợp, giải quyết, trả lời đơn thư, đưa ra các kiến nghị cụ thể với Chính phủ, bộ, ngành trung ương nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân cũng như nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý của nhà nước. Kết quả trên đã thể hiện tinh thần đổi mới về công tác dân nguyện của Quốc hội. Đây được xem là một chỉ dấu quan trọng trong sự đổi mới góp phần làm cho hoạt động của Quốc hội ngày càng dân chủ, công khai, minh bạch và ngày càng gắn bó mật thiết hơn với nhân dân, từ đó tạo niềm tin và sự đồng thuận trong nhân dân. Đây chính là hoạt động mang ý nghĩa chính trị hết sức quan trọng.

Nói không với “tham nhũng” Luật

8 dự án luật “sửa đổi” được thông qua với tỷ lệ đồng thuận cao cho thấy, các đại biểu đã phát huy cao tinh thần “Tận tâm - Tận lực - Tích cực - Tâm huyết - Trách nhiệm” trước những bộ luật liên quan trực tiếp đến đời sống dân sinh. Trước đó, ngày 12/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp giữa 2 đợt họp Quốc hội. Tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đề nghị cơ quan thẩm tra, cơ quan chủ trì dự thảo luật cần đảm bảo không có bất kỳ ý kiến nào của đại biểu Quốc hội về các dự thảo Luật mà không được tiếp thu, giải trình một cách thỏa đáng. Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, việc thực hiện tiếp thu, giải trình, chỉnh lý cần đảm bảo đúng theo quy trình, nguyên tắc quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đưa vào luật những nội dung đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng quy trình, đủ “chín”, đủ rõ, cấp bách, có sự đồng thuận thống nhất cao. Những nội dung chưa “chín”, chưa đủ rõ, chưa chuẩn bị kỹ lưỡng, chưa đánh giá tác động đầy đủ, còn nhiều ý kiến khác nhau thì cần tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng. Cần đảm bảo tinh thần công khai, minh bạch, quyết liệt phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tuyệt đối tránh cài cắm lợi ích nhóm, trục lợi chính sách trong công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng hệ thống pháp luật.

Thực ra, không phải đến kỳ họp lần này, công tác chống tiêu cực trong xây dựng luật mới được đặt ra, mà trước đó, để hạn chế tối đa tình trạng lợi ích nhóm trong xây dựng luật, Đảng đoàn Quốc hội đã quyết định thành lập ban soạn thảo xây dựng dự thảo “Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng luật”, gồm 17 thành viên và do Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Khắc Định làm trưởng ban. Đồng thời Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cũng được thành lập và hoạt động dưới sự chỉ đạo của Đảng đoàn Quốc hội. Như vậy, sự minh bạch trong công tác xây dựng luật đã được đặt ra một cách rốt ráo, quyết liệt, hoàn toàn phù hợp với quyết tâm chống tiêu cực, tham nhũng của Trung ương là phải phòng, chống tham nhũng, tiêu cực một cách kiên trì, nhân văn, bài bản và thuyết phục… hướng tới giai đoạn phát triển mới về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, khi cán bộ không dám, không thể tham nhũng và không muốn tham nhũng…

Chống tham nhũng, nhất là tham những chính sách được coi là nhiệm vụ quan trọng, mà cả hệ thống chính trị và xã hội hướng đến. Do đó, công tác làm luật được tiến hành vô cùng thận trọng. Ngoài những bộ luật được thông qua khi hội tụ đủ “độ chín” thì những bộ luật khác cũng được bàn thảo một cách công khai, phản biện tích cực dưới nhiều góc đọ. Đơn cử như Luật đất đai (sửa đổi) - bộ luật điển hình thu hút được sự quan tâm của đại biểu, cử tri, nhân dân cả nước, có liên quan tới hơn 100 bộ luật khác, đã nhận được sự quan tâm của toàn thể cử tri và người dân cả nước. Văn phòng Quốc hội cho biết đã có hơn 170 đại biểu đăng ký phát biểu, cho thấy sự nghiên cứu chuyên sâu của đại biểu Quốc hội chứ không còn bó hẹp ở góc độ quan tâm của một lĩnh vực ngành, cơ quan cụ thể.

Không khí làm việc của Quốc hội ngày càng đổi mới, sôi nổi, thực chất. Những kiến nghị của cử tri đã được chuyển tải đầy đủ đến các bộ, ngành liên quan và nhận được sự phản hồi (dù còn chưa thỏa mãn ở một vài góc độ cụ thể, đối với một vài cá nhân nào đó) Điều này cho thấy sự tương tác giữa người làm chính sách với đối tượng chịu sự tác động của chính sách đã được cải thiện hơn nhiều. Đã đến lúc cử tri, người dân cả nước ý thức rõ hơn việc thực hiện quyền giám sát của mình trước Quốc hội. Đây cũng là thời điểm mà những đại biểu dân cử, những cơ quan quyền lực do dân bầu ra phải thực hiện đúng tinh thần Không nói lý thuyết chung chung, mà bám sát vào đời sống thực tế để bàn luận những vấn đề thiết thực và hiệu quả...

PV

Nguồn Văn nghệ số 26/2023


Dấu mốc trên hành trình tiểu thuyết

Dấu mốc trên hành trình tiểu thuyết

Baovanghe.vn - Tấn kịch ở Hạ Lỗi là tiểu thuyết thứ 6 trên hành trình tiểu thuyết của Nguyễn Nhuận Hồng Phương. Thiên truyện bắt đầu bằng cuộc hồi hương nhọc nhằn và bất đắc dĩ của thông phán Trịnh Huệ và cậu con trai Trịnh Hạ mới 7 tuổi đầu của ông.
Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 19/9 - 20/9, mưa lớn xảy ra tại khu vực từ Thanh Hóa - Quảng Trị
Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Baovannghe.vn - Tối ngày 19.9.2024 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình VHNT năm 2023, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội)
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.