Sự kiện & Bình luận

Khai mạc trưng bày chuyên đề “Bia đá kể chuyện”

Hà Phương
Đời sống
20:17 | 16/01/2025
Baovannghe.vn - Sáng 16/1, Trung tâm Hoạt động Văn hoá, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc trưng bày chuyên đề “Bia đá kể chuyện” tại Vườn bia Tiến sĩ.
aa

Theo đó, tiếp nối thành công của trưng bày “Bia đá kể chuyện” đã được tổ chức vào năm 2022, trưng bày “Bia đá kể chuyện” lần thứ 2 năm 2025, khai thác giá trị nội dung và nghệ thuật của toàn bộ 82 bia Đề danh Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám theo 4 chủ đề chính:

- “Chiêu mộ hiền tài”, giới thiệu một số nét chính về giáo dục khoa cử Nho học của nước ta;

- “Con đường khoa cử”, giới thiệu thông tin về thi cử và chế độ đãi ngộ dành cho những người đỗ đạt;

- “Gương sáng tiền nhân”, giới thiệu một số danh nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho giáo dục nước nhà và một số lĩnh vực khác;

- “Tài hoa nghệ thuật”, cảm nhận bàn tay tài hoa và thế giới quan phong phú của những nghệ nhân tạo tác bia Tiến sĩ.

Khai mạc trưng bày chuyên đề “Bia đá kể chuyện”
Trung tâm Hoạt động Văn hoá, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc trưng bày chuyên đề “Bia đá kể chuyện” tại Vườn bia Tiến sĩ

Ghi nhận từ BTC, việc thực hiện trưng bày chuyên đề chính là hoạt động thiết thực mừng xuân Ất Tỵ 2025, kỉ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) và hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên (1075 - 2025). Đồng thời cũng là công chúng cảm nhận được giá trị của 82 tấm bia đá “Đề danh Tiến sĩ” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ gói gọn trong nội dung văn bia viết bằng chữ Hán và những hoa văn trang trí trên diềm bia mà ẩn chứa trong đó là hàng nghìn câu chuyện thú vị về 1304 vị Tiến sĩ cũng như 82 khoa thi kéo dài trong thời gian 4 thế kỷ được kể một cách trực quan, sinh động.

Được biết, ý tưởng thực hiện nội dung trưng bày nói trên, chính là để phát huy hiệu quả giá trị văn hoá vô giá của Khu Văn bia. Điều này không chỉ góp phần quảng bá, phát huy di sản tư liệu thế giới mà còn giúp cho Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám làm tốt việc bảo tồn, thực hiện nhiệm vụ phát triển các sản phẩm công nghiệp văn hoá của Hà Nội.

Bảo vệ Di sản, và phát huy giá trị Di sản trong đời sống văn hóa

Bảo vệ Di sản, và phát huy giá trị Di sản trong đời sống văn hóa

Baovannghe.vn - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Thông tư quy định về kiểm kê di sản văn hóa, công bố danh mục kiểm kê di sản văn hóa
Văn chương về đề tài tam nông – suy ngẫm từ văn hóa

Văn chương về đề tài tam nông – suy ngẫm từ văn hóa

Baovannghe.vn - Vì sao có những mùa bội thu đề tài “tam nông” trong quá khứ? Câu trả lời không khó. Vì thời ấy, nhà văn theo phương châm “sống đã rồi mới viết”.
Tìm em ở hội làng - Thơ Nguyễn Đình Minh

Tìm em ở hội làng - Thơ Nguyễn Đình Minh

Baovannghe.vn- Rủ em về với hội làng/ Mắt em hẹn làm lòng anh bối rối
Nhớ Tuy Hòa - Thơ Trần Lê Anh Tuấn

Nhớ Tuy Hòa - Thơ Trần Lê Anh Tuấn

Baovannghe.vn- Phố thành thật rét/ một chiều đông
Đón Tết nơi xứ người

Đón Tết nơi xứ người

Theo nhà báo Pierre Daum, trong Thế chiến thứ Nhất (1914-1918), đã có khoảng 50.000 người Đông Dương được đưa sang Pháp để làm việc trong các xưởng đóng tàu và xưởng vũ khí. Họ được đặt dưới quyền quản lý của một đơn vị trực thuộc Bộ Thuộc địa; một nửa được sung làm thợ trong các nhà máy hoặc thợ đào đắp đất, 5.000 người làm tài xế xe tải, 8.000 y tá và 12.000 công nhân quốc phòng . Cho đến nay, thông tin về cuộc sống của những người Việt sang Pháp trong hai cuộc Thế chiến vẫn còn nhiều góc khuất. Bài báo của René Dubreuil trên báo Paris Soir cho chúng ta biết thêm về một cái Tết cổ truyền trên đất Pháp của một bộ phận lính khố đỏ Việt Nam tham gia Thế chiến thứ Nhất.