Văn hóa nghệ thuật

Khai thác chất liệu dân gian: "Cám" có thực sự kinh dị?

Phương Nam
Điện ảnh
14:41 | 31/07/2024
Baovannghe.vn - Thay vì tên gọi "Con Cám" như trước đây, nhà sản xuất phim đã quyết định đổi tên là "Cám" đồng thời cho biết, dự kiến phim phát hành ngày 27-9
aa

Phim khai thác chất liệu dân gian và được đổi tên thành Cám

Theo đó, phiên bản Tấm Cám ở Việt Nam do đạo diễn Trần Hữu Tấn thực hiện đã ấn định ngày ra mắt và được cho là sẽ chứa đựng nhiều chi tiết rất tiềm năng về một phiên bản kinh dị, với các chi tiết trả đũa: gội đầu, trút tép, chặt cau, làm mắm… ở hầu hết các phiên bản. Cám sẽ cho người yêu điện ảnh chứng kiến những nút cao trào, khắc họa sâu hơn về câu chuyện, tính cách và những biến cố thúc đẩy sự kiện xảy ra.

Khai thác chất liệu dân gian:
Rima Thanh Vy, 29 tuổi, đóng vai Tấm

Và để làm được những điều kể trên, nhà sản xuất cùng đoàn phim đã có sự đầu tư kỹ lưỡng về hệ thống các tuyến nhân vật để lột tả được hết thế giới nội tâm và những bộc phát của từng nhân vật trong khung cảnh kinh dị đậm chất Việt Nam.

Quảng Trị, được trọn là địa điểm quay phim lý tưởng của Cám. Tại quảng Trị có những hang động tuyệt đẹp vừa ẩn chứa nét hoang sơ, kỳ bí vừa hoành tráng đậm chất kỳ ảo. Ê kíp làm phim cho biết, qua Cám, nhiều hình ảnh về Quảng Trị cũng lần đầu được công bố. Đặc biệt, với những cảnh quay dưới cái nắng 42 độ C, sự căng thẳng và sức chịu đựng của ê kíp để có một bộ phim hấp dẫn. Chính vì vậy, Cám hứa hẹn sẽ mang đến cho người xem nhiều xúc cảm.

Khai thác chất liệu dân gian:
Diễn viên Lâm Thanh Mỹ 19 tuổi đóng vai Cám
Dàn diễn viên tham gia đóng phim gồm: diễn viên Thúy Diễm đóng vai mẹ ghẻ; Rima Thanh Vy, 29 tuổi, đóng vai Tấm; Diễn viên Lâm Thanh Mỹ đóng vai Cám; diễn viên Quốc Cường, đảm nhận vai ông Hai Hoàng, cha ruột của Tấm - Cám; diễn viên Trần Doãn Hoàng, đảm nhận vai Bờm; diễn viên Mai Thế Hiệp, vai ông Cả Hương - ông nội của Tấm Cám; NSƯT Ngọc Hiệp vai Ba Tầm - người cô trong gia đình Tấm Cám; và NSƯT Hạnh Thúy, góp mặt trong dự án với một nhân vật đột phá có tên là Bạch Lão với tạo hình, giới tính và xuất thân kì lạ trong dị bản kinh dị này.
Khai thác chất liệu dân gian:

Như vậy, sau những bộ phim kinh dị ra mắt thời gian gần đây như "Tết ở làng Địa Ngục" và "Kẻ ăn hồn", Cám được xem là bộ phim đáng được chờ đợi khi tiếp tục đưa chất liệu dân gian, cổ tích vào điện ảnh.

Phương Nam | Báo Văn Nghệ

----------

Bài viết cùng chuyên mục:

Anh em Duffer tái xuất với loạt phim kinh dị mới Cửa sáng cho phim kinh dị "học" dân gian Khởi chiếu miễn phí phim kinh điển Việt Nam Phim Việt mạo hiểm với đề tài lạ nhưng không thành công Doanh thu phim Việt và những sự trồi sụt thất thường
Thời tiết ngày 25/11: Bắc Bộ chuyển lạnh. Nam Bộ mưa rào vài nơi

Thời tiết ngày 25/11: Bắc Bộ chuyển lạnh. Nam Bộ mưa rào vài nơi

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết ngày 25/11: Bắc Bộ đêm và sáng sớm trời lạnh. Nam Bộ mưa rào vài nơi.
Chàm. Truyện ngắn dự thi của Tống Ngọc Hân

Chàm. Truyện ngắn dự thi của Tống Ngọc Hân

Baovannghe.vn - Gần đây, người ta lấy thuốc hậu sản cho phụ nữ rất nhiều. Ngoạn thấy bố gọi chứng trầm cảm sau sinh là hậu sản. Bố nói, tất cả những căn bệnh của phụ nữ sau sinh đều nguy hiểm đối với không chỉ người mẹ, đứa con mà còn đối với cả cuộc hôn nhân.
Đá chín - Truyện ngắn dự thi của Phan Đình Minh

Đá chín - Truyện ngắn dự thi của Phan Đình Minh

Baovannghe.vn - Định mệnh không phải thứ Thượng đế trao sẵn mà tiềm ẩn từ khối óc và bàn tay chăm chỉ. Điều công chính, rành rọt là Rũng Xầu muốn tận hưởng đủ đầy thành quả giấc mơ Đá chín một cách hiện hữu thì gã phải trung thực trên mọi chặng đường đời có vay có trả.
Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025

Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025

Baovannghe.vn- Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non.
Bản tin Văn nghệ ngày 24/11/2024

Bản tin Văn nghệ ngày 24/11/2024

Baovannghe.vn - Di sản Tư liệu của UNESCO “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế”