Theo đó, Dự thảo Nghị định có 12 Chương, 121 Điều quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản và biện pháp thi hành Luật Di sản văn hóa năm 2024. Việc quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản và biện pháp thi hành Luật Di sản văn hóa về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; bảo vệ và phát huy giá trị di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu; tổ chức và hoạt động của bảo tàng. Nghị định áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhâncóliênquan đến hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam.
Để lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Cổng Thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đăng tải toàn văn Dự thảo Nghị định quy định quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Di sản văn hóa.
Thời gian lấy ý kiến Dự thảo từ ngày 08/01/2025 đến hết ngày 08/03/2025.
Quần thể di tích Cố đô Huế. Ảnh internet |
Trước đó, tại lễ công bố Luật Di sản Văn hóa, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương cho biết, Luật Di sản văn hóa 2024 được Quốc hội thông qua ngày 23.11.2024 đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa và di sản văn hoá. Luật thể hiện rõ nguyên tắc phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, đồng thời cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Luật Di sản văn hóa 2024 đã cụ thể hóa từ ba chính sách được Chính phủ và Quốc hội thông qua trong Dự án xây dựng Luật Di sản văn hóa là: Hoàn thiện các quy định về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; Hoàn thiện các quy định về thực hiện phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước về di sản văn hóa phù hợp với thực tiễn; Tăng cường cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa và nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
Với những điểm mới nổi, Luật Di sản văn hóa 2024 tạo ra tác động sâu rộng tới đời sống văn hóa, xã hội và kinh tế của đất nước, góp phần tạo bước chuyển quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của quốc gia và các địa phương, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Điều này đáp ứng mục tiêu “phát huy vai trò động lực của văn hóa thể thao và du lịch đối với sự phát triển bền vững đất nước”.
Luật Di sản văn hóa 2024 gồm 9 chương, 95 điều, tăng 2 chương, 22 điều so với Luật hiện hành (7 chương, 73 điều) đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa và di sản văn hoá, thể hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ và cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Với những điểm mới, Luật thay đổi, tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống văn hóa, xã hội và kinh tế của đất nước, tạo nên bước chuyển cơ bản về thế và lực cho sự nghiệp quản lí, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của cả nước, của các địa phương, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Luật Di sản văn hóa 2024 đã làm rõ các hình thức sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu chung và sở hữu riêng) và việc xác lập di sản văn hóa theo từng loại hình; rõ quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các đối tượng (chủ sở hữu, được giao quản lý trực tiếp, cộng đồng và xã hội); nguyên tắc trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá. |
Luật quy định rõ các chính sách của Nhà nước trong hoạt động vào vệ phát huy giá trị di sản văn hóa gồm nguồn tài chính, nguồn nhân lực; xây dựng, cập nhật quản lí, khai thác cơ sở dữ liệu về di sản văn hoá; số hóa di sản văn hóa và phát huy giá trị di sản văn hóa trên môi trường số; ứng dụng khoa học công nghệ thông tin, tuyên truyền quảng bá di sản; xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; sử dụng, khai thác di sản văn hoá; hợp tác công tư; hợp tác quốc tế; Quỹ bảo tồn di sản văn hoá; Quy định mới về cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hoá, rõ trách nhiệm của Chính phủ, Bộ VHTTDL và UBND các cấp.
Luật Di sản văn hóa cũng đã quy định rõ các nội dung liên quan đến các biện pháp quản lí, bảo vệ và phát huy giá trị theo từng lĩnh vực, loại hình di sản văn hoá, như: Quy định rõ việc bảo vệ đối với khu vực bảo vệ của di tích; nguyên tắc xác định khu vực bảo vệ I, khu vực bảo vệ II của di tích; khu vực tiếp giáp di tích không được xác định là khu vực bảo vệ II. Quy định rõ di tích phải có tổ chức quản lí, người đại diện chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động quản lí, bảo vệ và phát hiệu giá trị di tích; quy định rõ trách nhiệm của tổ chức được giao quản lí di tích đối với di tích thuộc sở hữu toàn dân,…
Như vây, Luật Di sản văn hóa 2024 đã khắc phục những bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành, đồng thời bổ sung các quy định mới nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Do đó, việc lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Di sản văn hóa là việc hết sức quan trọng để bảo vệ và phát huy giá trị dai sản trong đời sống văn hóa hiện nay.