Sự kiện & Bình luận

Luật Nhà giáo: Hướng đến giải quyết tốt mối tương quan giữa thầy và trò

Hồng Phúc
Chính trị xã hội
10:29 | 10/11/2024
Baovannghe.vn - Luật Nhà giáo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám, gồm 9 chương, 50 điều, cụ thể hóa 5 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 95/NQ-CP ngày 7.7.2023 của Chính phủ, bao gồm: Định danh nhà giáo, Tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo, Tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; Đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; Quản lý nhà nước về nhà giáo.
aa

Phát huy vai trò của người thầy trong phát triển nguồn nhân lực của đất nước

Luật Nhà giáo: Hướng đến giải quyết tốt mối tương quan giữa thầy và trò
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn

Dự thảo Luật giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo. Trong đó, Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược tổng biên chế đội ngũ nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý, trình cấp có thẩm quyền quyết định; điều phối biên chế nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo số lượng được giao. Các cơ quan quản lý giáo dục hoặc cơ sở giáo dục chủ trì trong tuyển dụng nhà giáo.

Đáng chú ý, trong lần sủa đổi này, chính sách tiền lương của nhà giáo được bố trí ưu tiên. Trong đó, lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật.

Nhà giáo tiếp tục được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27. Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; nhà giáo trường chuyên biệt, trường chuyên biệt khác; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo là người dân tộc thiểu số và nhà giáo ở một số ngành nghề đặc thù được ưu tiên trong chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với các nhà giáo khác.

Nhà giáo được tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Nhà giáo công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,… được hưởng một số chính sách hỗ trợ khác như chỗ ở tập thể hoặc thuê nhà công vụ, được thanh toán tiền tàu khi nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng về thăm gia đình...

Nhà nước có chính sách thu hút người có trình độ cao, người có tài năng, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, người có năng khiếu đặc biệt tham gia tuyển dụng làm nhà giáo.

Một nội dung cũng đáng chú ý là tuổi nghỉ hưu của nhà giáo có quy định riêng phù hợp với đặc điểm hoạt động nghề nghiệp.

Theo đó, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Nhà giáo có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có trình độ tiến sĩ và nhà giáo làm việc trong các ngành, lĩnh vực chuyên sâu đặc thù được hưởng chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn.

Kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng

Thẩm tra các nội dung trên, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nhất trí với việc giao quyền và trách nhiệm đầy đủ hơn cho ngành Giáo dục trong việc tuyển dụng nhà giáo.

Cơ quan thẩm tra cơ bản tán thành quy định về chế độ làm việc, điều động, biệt phái, thuyên chuyển và đánh giá nhà giáo như dự thảo Luật. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cân nhắc, đánh giá tác động kỹ lưỡng về thời gian bảo lưu chế độ của nhà giáo khi được điều động.

Về tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo, ông Vinh cho hay, Ủy ban Văn hóa Giáo dục nhất trí với quy định trong dự thảo Luật và cho rằng đây là nội dung quan trọng, cần thiết để thể chế hóa kịp thời các chủ trương của Đảng.

Cơ quan thẩm tra cũng tán thành các chính sách ưu tiên, hỗ trợ, thu hút nhà giáo như quy định tại dự thảo Luật. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị nghiên cứu, thực hiện đúng tinh thần nghị quyết của Đảng về cải cách chính sách tiền lương; cân nhắc việc quy định chính sách tiền lương đối với nhà giáo ở khu vực ngoài công lập…

Về chế độ nghỉ hưu của nhà giáo, cơ quan thẩm tra nhất trí quy định nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn (không quá 5 tuổi) so với quy định của Bộ luật Lao động và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ trước tuổi. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cần đánh giá kỹ tác động về nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách này.

Thảo luận tại tổ về những điểm mới trong Luật Nhà giáo, nhấn mạnh yêu cầu hội nhập của đất nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đặt vấn đề giáo dục và đào tạo hội nhập như thế nào, người thầy chủ động hội nhập ra sao. Chúng ta đã có chủ trương phổ cập tiếng Anh trong giáo dục, điều này cần được thể hiện như thế nào trong dự thảo luật; Cần quy định như thế nào trong trường hợp giáo viên người nước ngoài giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam; địa vị pháp lý của những giáo viên nước ngoài như thế nào, có chấp hành các quy định của Luật Nhà giáo hay không?

“Muốn hội nhập được thì phải có cán bộ, đào tạo phục vụ cho hội nhập quốc tế đầu tiên phải là người thầy, cần phải có chính sách cụ thể để thực hiện chính sách của Nhà nước. Bây giờ nếu thầy không có tiếng Anh, làm sao có trò nói tiếng Anh. Thầy dạy Toán cũng phải có tiếng Anh, chứ không phải chỉ có thầy ngoại ngữ. Tiếp cận hội nhập phải như thế”.

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, cần coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai để hội nhập, do đó cần nghiên cứu, tính toán và các chính sách phải được thể hiện các yêu cầu cụ thể trong luật.

Với việc đưa Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai, cũng là chủ trương Bộ Giáo dục và đào tạo đang trong quá trình thực hiện.

Như vậy, với việc sửa luật lần này, ngoài xem xét thấu đáo, cụ thế hóa các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Luật còn hướng đến sự tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho người thầy thực hiện tốt nhất vai trò của mình trong sự nghiệp giáo dục hiện nay.

Văn chương về đề tài tam nông – suy ngẫm từ văn hóa

Văn chương về đề tài tam nông – suy ngẫm từ văn hóa

Baovannghe.vn - Vì sao có những mùa bội thu đề tài “tam nông” trong quá khứ? Câu trả lời không khó. Vì thời ấy, nhà văn theo phương châm “sống đã rồi mới viết”.
Tìm em ở hội làng - Thơ Nguyễn Đình Minh

Tìm em ở hội làng - Thơ Nguyễn Đình Minh

Baovannghe.vn- Rủ em về với hội làng/ Mắt em hẹn làm lòng anh bối rối
Nhớ Tuy Hòa - Thơ Trần Lê Anh Tuấn

Nhớ Tuy Hòa - Thơ Trần Lê Anh Tuấn

Baovannghe.vn- Phố thành thật rét/ một chiều đông
Đón Tết nơi xứ người

Đón Tết nơi xứ người

Theo nhà báo Pierre Daum, trong Thế chiến thứ Nhất (1914-1918), đã có khoảng 50.000 người Đông Dương được đưa sang Pháp để làm việc trong các xưởng đóng tàu và xưởng vũ khí. Họ được đặt dưới quyền quản lý của một đơn vị trực thuộc Bộ Thuộc địa; một nửa được sung làm thợ trong các nhà máy hoặc thợ đào đắp đất, 5.000 người làm tài xế xe tải, 8.000 y tá và 12.000 công nhân quốc phòng . Cho đến nay, thông tin về cuộc sống của những người Việt sang Pháp trong hai cuộc Thế chiến vẫn còn nhiều góc khuất. Bài báo của René Dubreuil trên báo Paris Soir cho chúng ta biết thêm về một cái Tết cổ truyền trên đất Pháp của một bộ phận lính khố đỏ Việt Nam tham gia Thế chiến thứ Nhất.
Liên hiệp các Hội VHNT: Nỗ lực cao nhất để Văn học, nghệ thuật phát triển toàn diện

Liên hiệp các Hội VHNT: Nỗ lực cao nhất để Văn học, nghệ thuật phát triển toàn diện

Baovannghe.vn - Hoạt động Văn học, nghệ thuật năm 2024 có sự bứt phá ngoạn mục các Hội VHNT tỉnh, thành phố nỗ lực phấn đấu và đạt được kết quả khá toàn diện.