Văn hóa nghệ thuật

Mãn nhãn với "Di sản văn hóa Hội An" tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Văn hóa nghệ thuật 10:01 | 17/02/2024
Trong hai ngày mùng 8 và 9 Tết (thứ Bảy, Chủ nhật, 17 và 18/2/2024), Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh - Truyền hình Hội An tổ chức chương trình “Vui Xuân Giáp Thìn: Sắc thái văn hóa Hội An” nhằm tạo cơ hội cho công chúng khám phá về Tết truyền thống và di sản văn hóa Hội An.
aa

Trong hai ngày mùng 8 và 9 Tết (thứ Bảy, Chủ nhật, 17 và 18/2/2024), Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh - Truyền hình Hội An tổ chức chương trình “Vui Xuân Giáp Thìn: Sắc thái văn hóa Hội An” nhằm tạo cơ hội cho công chúng khám phá về Tết truyền thống và di sản văn hóa Hội An.

Một góc Hội An. Nguồn Internet

Theo đó, BTC cho biết, tham gia sự kiện, công chúng sẽ có cơ hội tìm hiểu về các nghề thủ công truyền thống như: làm đèn lồng, làm gốm Thanh Hà, làm mộc Kim Bồng cùng các nghệ nhân dân gian. Bên cạnh đó, du khách còn được thưởng thức hò xứ Quảng, hát sắc bùa, diễn xướng Bả trạo cầu Ngư, trò chơi bài chòi của người dân đến từ Hội An. Các món ăn truyền thống cũng được giới thiệu đến công chúng qua hương vị của mỳ Quảng, Cao lầu, bánh đập, bánh bông hồng,...

Ngoài ra, hoạt động sáng tạo điêu khắc gốc tre có nguồn gốc từ nghề mộc Kim Bồng cũng được trình diễn trong dịp này. Tất cả các hoạt động này sẽ được 40 người con của Hội An thể hiện trong chương trình năm nay.

Đặc biệt, năm nay chương trình có hoạt động “Đêm Hội An: cùng thắp sáng di sản” sẽ mở cửa miễn phí từ 17h30 đến 21h, ngày mồng 8 và 9 Tết. Hoạt động này tạo cơ hội cho công chúng khám phá về nghệ thuật dân gian và nghề thủ công truyền thống gắn với khu phố cổ Hội An.

Như vậy, với không gian phố cổ Hội An được tái dựng trong ánh đèn lồng rực rỡ gắn với hình ảnh các nghệ nhân đang làm gốm, mộc, đèn lồng, tượng gốc tre sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị. Đặc biệt, những người yêu thích hoạt động có thể tham gia trò chơi bịt bắt đập niêu, hô bài chòi, tập hát dân ca,… Ngoài ra, các bạn trẻ có cơ hội tìm hiểu về Tết truyền thống và văn hóa của Hội An với sự hỗ trợ của công nghệ bằng các trải nghiệm qua màn hình tương tác và thi vẽ rồng khám phá về những đứa con của rồng,… Các bạn trẻ sẽ có những bức ảnh check-in ấn tượng tại không gian phố cổ Hội An ngay trong lòng Hà Nội.

Được biết, các hoạt động gắn với ngày Tết truyền thống vẫn được duy trì trong những năm qua, và đây chính là những nét độc đáo trong chương trình “Vui Xuân Giáp Thìn: Sắc thái văn hóa Hội An”.

VK


Ve sầu mắc bẫy

Ve sầu mắc bẫy

Baovannghe.vn - Giữa mùa hè, hàng ngàn tia nắng chiếu như thiêu đốt. Ve thấy uể oải trong người. Đôi cánh nó rã rời sau những ngày ăn chơi đàn hát cật lực.
Hỏi - Thơ Hà Đức Hạnh

Hỏi - Thơ Hà Đức Hạnh

Baovannghe.vn- Núi lửa mấy trăm năm phun trào một lần/ Vẫn cảnh báo núi lửa đang hoạt động/ Nhiều nơi trên trái đất/ Đụng một chút là phụt lửa từ những cái đầu nóng
Làm dâu. Truyện ngắn của Phạm Thị Hương

Làm dâu. Truyện ngắn của Phạm Thị Hương

Baovannghe.vn - Ngay sau khi ông khỏe lại, việc đầu tiên ông muốn làm là từ mặt vợ chồng tôi. Mẹ chồng tôi là một người đàn bà cam chịu. Bà không ra phản đối cũng chẳng ra đồng tình. Bà lặng lẽ ngồi mép ghế, cúi đầu như người biết lỗi.
Sông Đà - Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam

Sông Đà - Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam

Baovannghe.vn - Sáng 12/7, Viện Pháp tại Hà Nội và Omega Plus Books đã tổ chức tọa đàm ra mắt sách Sông Đà - Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam của Philippe Le Failler, với sự tham dự của đông đảo nhà nghiên cứu và độc giả quan tâm đến lịch sử văn hóa vùng cao.
Chuyên nghiệp hóa hoạt động đào tạo lĩnh vặc Văn hóa nghệ thuật

Chuyên nghiệp hóa hoạt động đào tạo lĩnh vặc Văn hóa nghệ thuật

Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định số 2406/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường đại học, cao đẳng đào tạo văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch trên toàn quốc”.