Ôi, Hollywood! Thánh địa của làm phim! Hàng ngàn diễn viên, đạo diễn đã đổ xô tới thành phố Los Angeles (California) để hoàn thành ước mơ của họ trở thành một ngôi sao, và sau tất cả kỹ nghệ điện ảnh đã sinh ra ở đó. Ai cũng biết rồi đấy. Và suốt gần một thế kỷ, nó đã biến thành sự thật. Nhưng hôm nay, Hollywood (như cách mà chúng ta thường nghĩ về nó) đang trở nên mờ nhạt và có ý đồ “dời đô”. Qủa vậy, hồi năm 2017, chỉ 10 trong số 100 bộ phim hay được sản xuất chủ yếu ở California. Nói trắng ra rằng toàn bộ tiểu bang California đang đối mặt với một sự phình hóa dân số, và Los Angeles cũng không hề ngoại lệ. Câu hỏi là tại sao? Tại sao ngành công nghiệp điện ảnh lại phải hủy bỏ đỉnh Olympia?
Ảnh internet |
CÂU CHUYỆN GỐC CỦA HOLLYWOOD
Hãy ngừng 1 phút để xem cách thức làm thế nào mà Hollywood (thuật ngữ hay được sử dụng để ám chỉ ngành công nghiệp phim chính thống, Hollywood, mà thủa ban đầu còn được gọi là Hollywoodland đã xuất phát từ tên gọi của một khu dân cư của thành phố Los Angeles) đã định đô ở Los Angeles. Ngược trở lại cuối thế kỷ 19, phim rạp xi nê là một công nghệ rất mới mẻ, và chỉ có một nhúm người giữ tất cả các bằng sáng chế liên quan đến làm phim cùng sàng lọc các bộ phim. “Ông trùm” của kỹ nghệ phim không ai khác chính là Thomas Edison. Lịch sử nhớ về Thomas Edison như là một anh chàng tốt bụng hơn là một nhà phát minh quan trọng. Đó là một so sánh khá công bằng chí ít là khi nó đề cập đến công nghệ làm phim sớm.
Sau khi Đại chiến tranh thế giới lần thứ hai (ĐCTGII) bùng nổ, Los Angeles trở thành quần anh hội tụ điện ảnh nhằm thay thế cho các phim trường đang bị chiến tranh tàn phá ở Châu Âu. Phim ảnh là đoạn cuối của thế kỷ 19 và bắt đầu thế kỷ 20 khi mà phim ảnh toàn được quay ở duyên hải phía Đông Hoa Kỳ mà hầu hết là ở New Jersey. Các bộ phim ngắn từ các rạp xi nê thường là phim câm, lại thiếu nhiều sự tinh tế và sắc thái, dù rằng lúc đó chúng là những bộ phim tân tiến và đặc biệt phổ biến. Người ta có thể sống phong lưu khi chỉ cần quản lý một phòng chiếu phim (Nickelodeon) tại bất kỳ đô thị lớn nào. Cho đến tháng 12 năm 1908, đó là khi Thomas Edison sáng lập nên cái gọi là Công ty bằng sáng chế điện ảnh (MPPC) mà thường được biết đến dưới cái tên Qũy Edison (Edison Trust).
MPPC bao gồm những người nắm trong tay tất cả các bằng sáng chế liên quan đến việc sản xuất và sàng lọc phim ảnh, bao gồm Biograph, Vitagraph, American Mutoscope, Kodak và những hãng khác. Edison nhanh chóng nổi tiếng bởi những quan điểm mạnh mẽ về loại hình phim, độ dài của phim, ai sẽ biên tập nó, và giá thành phim ảnh. Với sự kiểm soát bằng sáng chế, bản thân Edison đã làm chủ một lượng lớn các tập thể thành viên và MPPC đã cai trị ngành công nghiệp làm phim bằng nắm đấm sắt. MPPC đã kiện bất kỳ ai không tuân thủ các lệnh của họ vì vi phạm bằng sáng chế, khước từ bán thiết bị và phim, và cả chơi trò bẩn khi phái đám lưu manh đi phá hoại các buổi chiếu phim hoặc rạp chiếu. Nhà báo Dan Lewis của Mental Floss viết: “Trong ngắn hạn, nếu quý vị muốn bước chân vào kinh doanh phim ảnh, hãy thân tình với Thomas Edison”.
Và Thomas Edison (thông qua MPPC) không phải là người dễ lùi bước. Công ty này đã tham gia vào vô số vụ kiện tụng tại tòa án để ngăn ngừa bất kỳ ai đó sử dụng mọi thứ từ máy quay phim đến máy chiếu, và trong nhiều trường hợp là ngay cả bản thân bộ phim. Theo tác giả Steven Bach trong cuốn sách “Vết cắt cuối cùng” thì MPPC còn trực tiếp thuê cả đám côn đồ để thực thi biện pháp mạnh với những người có bằng sáng chế nhưng làm việc khác ý. Tiên trao cháo múc. Một số nhà làm phim cảm thấy bức bối và tìm các cách để thoát khỏi vòng kiểm soát của Thomas Edison và MPPC. Giải pháp của họ là gì? Chinh Tây! Sau khi thất bại trong buổi thử giọng ở Arizona, Los Angeles trở thành bến đỗ cuối cùng cho các nhà làm phim giàu tham vọng.
Ngoài việc cách xa New Jersey và MPPC, Los Angeles còn tự hào với thời tiết nắng gắt: rất quan trọng với các nhà làm phim trong thời buổi mà ánh sáng nhân tạo còn hạn chế cũng như rất nhiều bất động sản giá rẻ cùng lực lượng nhân sự dồi dào, giá rẻ và tay nghề cao. Chính quyền sở tại đón tiếp rất hoan hỉ. Trong khi MPPC thực sự đang rắc rối với các vụ kiện ở xa, còn biên giới Mexico cũng đủ gần để có thể quay về nhà. Los Angeles trở thành nơi giao thoa thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Sau khi ĐCTGII bùng nổ, các ngôi sao ở Hollywood thỏa chí tung hoành, và trong suốt nhiều thập kỷ đã có hàng triệu người quá giang xe đến đó.
VẤN ĐỀ ĐẠO LUẬT II CỦA HOLLYWOOD
Trong phần lớn thế kỷ 20, Hollywood là điểm dừng chân lý tưởng. Ở đó không hề thiếu tiền và tài năng. Rồi theo thời gian, mọi thứ bắt đầu thay đổi. Khi công nghệ phim đã làm nên những thành tựu lớn như phát thanh truyền hình vào thập niên 1950 và video gia đình trong thập niên 1980, nhiều vai trò khác nhau trong ngành công nghiệp phim ảnh ở California cũng chứng kiến đà trỗi dậy của các liên đoàn, dẫn đến nhiều vai trò khác nhau trong các bộ phim và ngày một chặt chẽ hơn cũng như hợp đồng mang tính ràng buộc hơn. Không ai được phép lấn làn. Tác giả Nick Bilton trên tờ Vanity Fair đã kể một câu chuyện mà ông nghe được từ một nhà biên kịch ở Hollywood: “Trong một cảnh quay tại một hãng luật, một người nào đó đã lao vào màn mưa và thốt ra vài câu thoại đã được nhà biên kịch chuẩn bị sẵn từ trước. Sau một lát, đạo diễn hét lớn: “Cắt! Cắt!” và nhà biên kịch đã tiếp cận diễn viên để phân tích về vai diễn của anh ta”.
Nói về việc không được lấn làn. Có thể hiểu rằng ở Hollywood, mỗi người mỗi việc, không ai phải giúp đỡ người khác cho dù từ việc nhỏ nhặt đến việc cực kỳ quan trọng. Mọi việc đều được trả lương xứng đáng và được liên đoàn phim bảo vệ. Cũng phải kể đến chi phí lao động rất đắt đỏ ở California. California có mức trả lương cao đứng thứ 2 tại Mỹ với thấp nhất là 13 USD / giờ, mặc dù lương tối thiểu ở nơi đây có thể tăng lên 15 USD/giờ (năm 2022). Dù có những rắc rối liên quan đến luật AB5 khét tiếng, nhưng nhiều chủ doanh nghiệp ở California thừa nhận rằng họ cần thuê các lao động tự do như các nhân viên cố định. Không những vậy, thị trường nhà ở và bất động sản ở California thuộc loại đắt nhất nước Mỹ, và không hề có dấu hiệu cho thấy giá cả đi xuống. Quy trình xây dựng và quy hoạch nhà nước ở California cho thấy công tác đổi mới trở nên rất nhọc nhằn. Sự đối xử chính trị đặc biệt đối với ngành công nghiệp nông nghiệp California đã dẫn đến việc phân chia khẩu phần nước cho các cá nhân suốt mùa khô hạn.
Do chi phí đắt đỏ ở California kết hợp với chỉ có số ít người đi coi phim thế nên là biên độ lợi nhuận bị thu hẹp vào các hãng sản xuất phim. Mặt khác, nước uống không phải là chủ đề duy nhất được đưa vào luật ở California, mà xa hơn sự xáo trộn của nhà cung cấp điện năng PG&E’ trong năm 2019 với sự cố mất điện do gió mạnh cũng để lại nhiều thiệt hại vì thế mà nó cũng được đưa vào luật của chính quyền tiểu bang. Còn có một thực tế chua xót: California chiếm tỷ lệ nghèo cao nhất ở Mỹ. Đó không phải là lý do khiến các nhà làm phim không muốn bấm máy nữa ở Los Angeles. Sau rốt, sự kết hợp của những hạn chế này đã làm tăng cao tổng chi phí làm và sản xuất phim ở California. Và những ngày này không có bộ phim nào được bấm máy ở Los Angeles.
GIAO TRANH VỚI CÁC ĐỐI THỦ NẶNG KÝ
Khoảng giữa thập niên 1990, các tiểu bang khác tại Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới đã nhìn thấy cơ hội để lôi kéo các công ty sản xuất phim ra khỏi California và mang đến chính sách thuế dễ chịu cùng việc làm dồi dào cho họ. Các tiểu bang như Louisiana và Georgia cùng với Canada đã bắt đầu cung cấp một số gói ưu đãi khá ngọt ngào cho các nhà làm phim cùng các hãng sản xuất phim. Một số nơi đã thi hành việc trợ cấp (các khoản thanh toán trực tiếp), nhưng thị phần trong hầu hết các gói ưu đãi tài chính lại là giảm thuế (hóa đơn thuế thấp hơn). Dù rằng 2 loại ưu đãi này hay bị xáo trộn nhưng về căn bản là chúng không giống nhau. Tiểu bang Georgia, Anh và Canada chiếm số lượng lớn các bộ phim được bấm máy ở California (gồm số lượng phim và sản xuất phim). Tại sao các hãng sản xuất phim đã để lại thứ mà đã trở thành “quê nhà điện ảnh” cho Georgia hay Louisiana? Cùng các lý do như khi họ đến California buổi đầu: kiếm tiền.
Những hạn chế ngoài lề đã khiến cho giá thành phim trở nên hết sức đắt đỏ, và việc giảm thiểu chi phí sản xuất cũng đủ để vượt qua các rắc rối của việc dời địa điểm làm phim. Một tình huống tương tự đã xảy ra vào năm 1997 và câu hỏi khó vẫn tiếp diễn tận ngày nay. Mặc dù ngành công nghiệp phim là một trong những lĩnh vực dễ nhận thấy nhất để thoát khỏi California, nhưng nó không hề đơn độc. Cư dân của tiểu bang này cũng lần lượt rời đi. Chỉ riêng năm 2018, California đã chứng kiến sự “bốc hơi” của 190.000 dân, con số này còn nhiều hơn cả dân số của Shreveport (tiểu bang Louisiana). Theo cuộc trưng cầu dân ý gần đây của UC Berkeley thì khoảng ½ dân số đang sống ở California đang xem xét việc đến nơi khác. Và với Hollywood, lịch sử đang lập lại chính nó. Người ta than giá nhà cao (71%) và thuế đằn cổ (51%).
Vào cuối ngày, các nhà làm phim chỉ cố gắng kiếm sống bằng chính nghệ thuật tạo ra. Đó rõ ràng là một lối đi khó định hướng. Người ta sợ tuyến đường trơn tru và chuyển sang đi trên con đường gồ ghề hơn. Nó cũng là chân lý tồn tại ở các ngành công nghiệp điện ảnh khác. Thay vì làm cho cuộc sống khó khăn và đắt đỏ bởi nhiều rào cản về thuế cao, đòi hỏi giấy nghề nghiệp, tư cách thành viên công đoàn bắt buộc, yêu cầu xây dựng tốn kém, tiểu bang California có thể để tự do cho các cá nhân, doanh nghiệp và ngành công nghiệp được thành công hay thất bại dựa trên giá trị của chính họ trên thương trường. Với rất ít trở ngại ràng buộc khi mới khởi nghiệp, hy vọng nhiều cá nhân và doanh nghiệp của họ sẽ có cơ hội tốt hơn để cải thiện sinh kế.
California từng là thiên đường an toàn cho những ai muốn tránh tầm kiểm soát của Edison Trust, nhưng hiện giờ, nhiều doanh nghiệp giải trí đang cố gắng chạy đến nơi an toàn hơn. Cuộc di cư của tài năng và (tiền thuế) từ California sẽ không dừng cho đến khi nó phục hồi lại tự do kinh tế như vốn đã cho phép Hollywood trở thành thủ đô giải trí của thế giới ngay nơi đầu tiên./
NGUYỄN THANH HẢI (TỔNG HỢP