Văn hóa nghệ thuật

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh

Văn hóa nghệ thuật 09:24 | 01/12/2022
Tối 29-11 (theo giờ Việt Nam), tại Morocco, Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) đã tổ chức xem xét, thẩm định hồ sơ DSVHPVT của các quốc gia thành viên đề nghị bảo vệ, ghi danh.
aa

Tối 29-11 (theo giờ Việt Nam), tại Morocco, Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) đã tổ chức xem xét, thẩm định hồ sơ DSVHPVT của các quốc gia thành viên đề nghị bảo vệ, ghi danh. Đây là một trong 56 hồ sơ được xem xét trong kỳ họp này và cũng là di sản văn hóa phi vật thể thứ 15 của Việt Nam được ghi danh vào các Danh sách của UNESCO

Theo đó, hồ sơ "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" của Việt Nam đã được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Nghề làm gốm của người Chăm được làm bằng tay, không có bàn xoay, có sử dụng bàn đạp bằng tay, hòn kê, kỹ thuật chải, miết láng và nung ngoài trời. Di sản thu hút sự trao đổi và tương tác giữa những người thực hành nghề, các sinh hoạt xã hội và nâng cao vai trò của người phụ nữ Chăm trong xã hội hiện đại. Di sản gắn liền với nghệ thuật trình diễn dân gian, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, trong đó có các nghi lễ liên quan đến ông tổ nghề làm gốm của người Chăm. Nghề làm gốm của người Chăm góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Chăm ở Đông Nam Á.

Hồ sơ cho biết hiện nay số lượng nghệ nhân, người thực hành và người học nghề tại các làng gốm còn ít. Dù có nhiều nỗ lực bảo vệ, di sản vẫn có nguy cơ mai một bởi nhiều mối đe dọa khác nhau như sự đô thị hóa ảnh hưởng đến không gian của các làng nghề thủ công truyền thống và ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu sẵn có, chi phí cho nguyên liệu tăng cao, nghệ nhân lành nghề tuổi cao, thế hệ trẻ không hứng thú với nghề, sản phẩm thiếu sự đa dạng và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Do đó, hồ sơ cũng liệt kê chi tiết kế hoạch bảo vệ di sản, kế hoạch này sẽ được thực hiện trong bốn năm (2023–2026). Các mục tiêu của mỗi năm, các hoạt động cụ thể và kết quả dự kiến được trình bày rõ ràng trong hồ sơ. Các hoạt động bảo vệ được đề xuất nhằm giải quyết những thách thức được nêu trong tiêu chí U.2. và bao gồm việc đào tạo, tư liệu hóa, giải quyết các vấn đề liên quan đến nguồn nguyên liệu và tạo sinh kế bền vững cho những người hành nghề.

MH


Quân đội Việt Nam tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Chiến thắng phát xít Đức

Quân đội Việt Nam tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Chiến thắng phát xít Đức

Baovannghe.vn - Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia Lễ Duyệt binh Chiến thắng kỷ niệm 80 năm ngày Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít Đức, kết thúc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại tại Quảng trường Đỏ - thủ đô Moscow của Nga.
Triển lãm “Những người bạn” đa sắc màu trong phong cách

Triển lãm “Những người bạn” đa sắc màu trong phong cách

Baovannghe.vn - Diễn ra từ ngày 9 - 13/5/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội), triển lãm Những người bạn giới thiệu tác phẩm của 8 hoạ sĩ đến từ ba miền đất nước, với nhiều phong cách sáng tác và chất liệu đặc trưng riêng.
Hà Nội: Các đơn vị nghệ thuật đồng loạt tổ chức biểu diễn mừng sinh nhật Bác

Hà Nội: Các đơn vị nghệ thuật đồng loạt tổ chức biểu diễn mừng sinh nhật Bác

Baovannghe.vn - Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), các đơn vị nghệ thuật của Hà Nội sẽ tổ chức nhiều buổi biểu diễn trên địa bàn thành phố.
Sắc hoa rừng ngày ấy - Thơ Đặng Bá Khanh

Sắc hoa rừng ngày ấy - Thơ Đặng Bá Khanh

Baovannghe.vn- Có một mùa xuân mươn mướt rừng xứ Lạng/ Sắc mộc miên thắp đỏ một khung trời
Cây bàng già trong sân nhà tù Côn Đảo - Thơ Đỗ Phú Nhuận

Cây bàng già trong sân nhà tù Côn Đảo - Thơ Đỗ Phú Nhuận

Baovannghe.vn- Giữa bốn bề song sắt, bốn bề kẽm gai/ Cây bàng già bị giam như một người tù