Văn hóa nghệ thuật

“Thân phận nàng Kiều” tiếp tục được công diễn

Văn hóa nghệ thuật
09:23 | 17/10/2020
Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 255 năm ngày sinh và 200 năm ngày mất Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, vào lúc 20h ngày 18,19,20/10/2020, Nhà hát Múa rối Việt Nam tiếp tục công diễn vở “Thân phận nàng Kiều” tại Rạp Hồng Hà.
aa

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 255 năm ngày sinh và 200 năm ngày mất Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, vào lúc 20h ngày 18,19,20/10/2020, Nhà hát Múa rối Việt Nam tiếp tục công diễn vở “Thân phận nàng Kiều” tại Rạp Hồng Hà.

Vở diễn được coi là hiện tượng sân khấu năm 2019 - 2020, từng đạt nhiều giải thưởng và huy chương vàng, bạc tại Liên hoan quốc tế sân khấu thể nghiệm cuối năm 2019. Đây cũng là một vở diễn công phu, hoành tráng, biểu diễn thành công khi bán hết vé tại Nhà Hát Lớn vào cuối tháng 6/2020.

“Thân phận nàng Kiều” tái hiện, khắc họa tính cách từng nhân vật chính một cách khác biệt, nghệ thuật hóa bằng ngôn ngữ múa rối khiến các nhân vật trong thơ gần gũi và sắc nét hơn trên sân khấu. Mọi tình tiết, cảnh trí trong vở diễn được xử lý bằng các mảng miếng, trò diễn múa rối hấp dẫn, không gian, ánh sáng trừu tượng, huyền ảo kết hợp với âm nhạc truyền thống xen lẫn với đương đại khiến khán thích thú và đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác.

Nếu như ở những thể loại khác, Kiều được dựng theo trình tự tác phẩm văn học của đại thi hào Nguyễn Du thì ở "Thân phận nàng Kiều" này, Kiều không dựng theo thứ tự thời gian của "Truyện Kiều", mà chỉ chọn vài sự biến gay cấn nhất của đời Kiều, bắt đầu từ sự biến thằng bán tơ vu oan giá họa cho gia đình Vương Ông, khiến Kiều phải bán mình, hai lần sa chốn lầu xanh, hai lần làm thân đầy tớ suốt 15 năm. Chuyện kịch kết thúc khi Kiều trẫm mình xuống sông Tiền Đường.

Nhiều người cho rằng rối sẽ không thể kể trọn vẹn câu chuyện của Kiều, thế nhưng khi xem “Thân phận nàng Kiều” đã thực sự bị chinh phục. Hầu hết đều có chung cảm nhận vở rối dễ hiểu, dễ nhập tâm hơn với số phận của nàng Kiều.

VK


Văn chương về đề tài tam nông – suy ngẫm từ văn hóa

Văn chương về đề tài tam nông – suy ngẫm từ văn hóa

Baovannghe.vn - Vì sao có những mùa bội thu đề tài “tam nông” trong quá khứ? Câu trả lời không khó. Vì thời ấy, nhà văn theo phương châm “sống đã rồi mới viết”.
Tìm em ở hội làng - Thơ Nguyễn Đình Minh

Tìm em ở hội làng - Thơ Nguyễn Đình Minh

Baovannghe.vn- Rủ em về với hội làng/ Mắt em hẹn làm lòng anh bối rối
Nhớ Tuy Hòa - Thơ Trần Lê Anh Tuấn

Nhớ Tuy Hòa - Thơ Trần Lê Anh Tuấn

Baovannghe.vn- Phố thành thật rét/ một chiều đông
Đón Tết nơi xứ người

Đón Tết nơi xứ người

Theo nhà báo Pierre Daum, trong Thế chiến thứ Nhất (1914-1918), đã có khoảng 50.000 người Đông Dương được đưa sang Pháp để làm việc trong các xưởng đóng tàu và xưởng vũ khí. Họ được đặt dưới quyền quản lý của một đơn vị trực thuộc Bộ Thuộc địa; một nửa được sung làm thợ trong các nhà máy hoặc thợ đào đắp đất, 5.000 người làm tài xế xe tải, 8.000 y tá và 12.000 công nhân quốc phòng . Cho đến nay, thông tin về cuộc sống của những người Việt sang Pháp trong hai cuộc Thế chiến vẫn còn nhiều góc khuất. Bài báo của René Dubreuil trên báo Paris Soir cho chúng ta biết thêm về một cái Tết cổ truyền trên đất Pháp của một bộ phận lính khố đỏ Việt Nam tham gia Thế chiến thứ Nhất.
Liên hiệp các Hội VHNT: Nỗ lực cao nhất để Văn học, nghệ thuật phát triển toàn diện

Liên hiệp các Hội VHNT: Nỗ lực cao nhất để Văn học, nghệ thuật phát triển toàn diện

Baovannghe.vn - Hoạt động Văn học, nghệ thuật năm 2024 có sự bứt phá ngoạn mục các Hội VHNT tỉnh, thành phố nỗ lực phấn đấu và đạt được kết quả khá toàn diện.