Di sản này phân bố tại nhiều xã vùng cao của huyện Nam Trà My như Trà Linh, Trà Nam, Trà Cang, Trà Tập, Trà Dơn, Trà Leng, Trà Don và Trà Vinh. Chủ thể văn hóa là cộng đồng cư dân sinh sống tại các xã kể trên, trong đó nổi bật là đồng bào dân tộc Xơ Đăng – những người đã sớm biết đến và gìn giữ kỹ thuật khai thác loại cây quý này.
![]() |
Sâm Ngọc Linh. Ảnh: Internet |
Sâm Ngọc Linh, hay còn được người dân địa phương gọi là “thuốc giấu”, từ lâu đã được xem là “thần dược” với tác dụng bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ chữa bệnh. Loài cây thuốc quý này sinh trưởng trong các khu rừng nguyên sinh.
Tri thức về loài cây quý này không chỉ có giá trị văn hóa – lịch sử, mà còn thể hiện sự gắn bó mật thiết giữa con người và thiên nhiên vùng núi cao.
Hiện nay, sâm Ngọc Linh được trồng tại 7 xã của huyện Nam Trà My, với tổng diện tích khoảng 1.650ha, thu hút sự tham gia của hơn 1.500 hộ dân và 18 doanh nghiệp đăng ký trồng sâm dưới tán rừng.
Việc công nhận tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho vùng cao Quảng Nam.