Sự kiện & Bình luận

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất tại khu vực Bắc Bộ

Trân Na
Đời sống 21:19 | 11/08/2024
Baovannghe.vn - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ban hành Công điện số 78/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét tại Bắc Bộ.
aa

Từ đêm 10/8, tại Bắc Bộ bắt đầu xuất hiện đợt mưa lớn. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đợt mưa này có thể kéo dài tới 15/8, lượng mưa lớn thường xảy ra tập trung vào chiều tối và đêm, trên phạm vi hẹp (ở không gian cấp tỉnh) với cường suất lớn nên khả năng rất cao gây lũ quét, sạt lở đất, ngập úng tại các khu vực trũng, thấp, đặc biệt trên khu vực các tỉnh vùng núi. Trước đó, nhiều đợt mưa lớn kéo dài trên diện rộng đã gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, tài sản, cũng như các công trình cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất tại khu vực Bắc Bộ
Mưa lớn kéo dài trên diện rộng đã gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, tài sản của nhân dân - Ảnh: Báo điện tử Chính phủ

Ngày 11/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Công điện số 78/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét tại khu vực Bắc Bộ.

Công điện gửi các đồng chí Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Nam, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An; các Bộ trưởng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Công an, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng, Y tế, Giáo dục và Đào tạo.

Để chủ động ứng phó với đợt mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét có thể xảy ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Bộ trưởng các Bộ, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố nêu trên theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được phân công tiếp tục chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 75/CĐ-TTg ngày 3 tháng 8 năm 2024 với tinh thần khẩn trương nhất, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai, đặc biệt là nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản của Nhân dân và nhà nước.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Nam, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An: Tiếp tục chỉ đạo rà soát kỹ các khu dân cư, kịp thời phát hiện các khu vực có nguy cơ mất an toàn, nhất là các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, lữ ống ngập sâu, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện kiên quyết di dời dân ra khỏi nơi khu vực nguy hiểm, có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người dân; Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, mưa lũ trên địa bàn; chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó kịp thời, hiệu quả theo "phương châm bốn tại chỗ", trong đó đặc biệt lưu ý công tác truyền thông, bảo đảm mọi người dân (nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào tộc thiểu số) nắm được thông tin về nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét, tổ chức kiểm soát, hướng dẫn giao thông trong thời gian xảy ra mưa lũ, nhất là việc đi lại qua ngầm tràn, khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, khu vực nước ngập sâu; Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, lương thực, nhu yếu phẩm tại các khu vực xung yếu có nguy cơ xảy ra chia cắt khi mưa lũ lớn, sạt lở đất, ngập lụt để kịp thời thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ người dân khi có tình huống; Chủ động huy động phương tiện, lực lượng, ngân sách và các nguồn lực của địa phương để triển khai ngay công tác khắc phục hậu quả thiên tai; trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của địa phương cần kịp thời báo cáo cơ quan chức năng để được hỗ trợ theo đúng quy định.

3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cơ quan dự báo khí tượng thủy văn tiếp tục tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, dự báo, thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng và người dân biết để chủ động triển khai công tác ứng phó theo quy định.

4. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao chủ động chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét theo quy định, bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, bảo vệ sản xuất, bảo đảm an toàn giao thông và kịp thời khắc phục nhanh sự cố trên các trục giao thông chính.

5. Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an chỉ đạo công an các địa phương, các Quân khu, các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn chủ động phối hợp với các địa phương triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ, chủ động sơ tán sớm, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai khi có yêu cầu của địa phương.

6. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân và các cơ quan truyền thông khác ở trung ương và địa phương tăng thời lượng phát sóng, đưa tin để người dân nắm được thông tin về nguy cơ, diễn biến thiên tai, biết được kỹ năng ứng phó khi xảy ra thiên tai, nhất là sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, ngập lụt nhằm hạn chế thiệt hại.

7. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức trực ban 24/7 theo dõi chặt chẽ tình hình, chủ động chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai công tác ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tai thực tế, kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.

8. Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang trực tiếp chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai kịp thời, có hiệu quả công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

9. Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc Công điện này.

Trân Na | Báo Văn nghệ

------------

Bài viết cùng chuyên mục:

Xuất cấp trang thiết bj hỗ trợ 5 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ Tập trung chăm lo, bảo đảm cuộc sống người dân sau mưa lũ Công điện của Thủ tướng về ứng phó bão số 2 và mưa lũ Mưa lũ kéo dài, gây thiệt hại lớn về người và của ở nhiều địa phương Hà Nội chủ động đáp ứng y tế cho người dân vùng bị lũ lụt
Nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc: Nhà làm phim trẻ cần được “tiếp sức”

Nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc: Nhà làm phim trẻ cần được “tiếp sức”

Baovannghe.vn - “Việc đi tìm kinh phí cho các dự án độc lập của các nhà làm phim trẻ ngày càng khó hơn. Tiếc là sau rất nhiều năm điện ảnh độc lập có nhiều gương mặt mới, ngày càng tiệm cận với xu hướng làm phim của thế giới nhưng chúng ta vẫn chưa có quỹ hỗ trợ điện ảnh để song hành với sự phát triển của các nhà làm phim trẻ”
Xứ Phật - Thơ Hữu Thỉnh

Xứ Phật - Thơ Hữu Thỉnh

Baovannghe.vn- Thu hết mọi tiếng chuông thành một sắc áo vàng/ Mây lót ổ chim gù bên kinh kệ
Sản phẩm nông nghiệp OCOP vươn xa nhờ chuyển đổi số

Sản phẩm nông nghiệp OCOP vươn xa nhờ chuyển đổi số

Baovannghe.vn- Chuyển đổi số trong nông nghiệp ở Ninh Bình không còn là câu chuyện trên giấy. Những người nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ đang từng bước làm chủ các công nghệ mới, từ truy xuất nguồn gốc, bán hàng đa kênh đến sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Câu chuyện “nông dân số” đang mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp địa phương.
Nhà sưu tập Nguyễn Mạnh Phúc - Cả đời đau đáu với quê hương

Nhà sưu tập Nguyễn Mạnh Phúc - Cả đời đau đáu với quê hương

Baovannghe.vn - Trên căn gác tầng hai xinh xắn trong con ngõ nhỏ phố Hòa Mã (Hà Nội), chúng tôi bắt gặp trên tường nhiều tranh Nguyễn Mạnh Phúc sưu tập của các tác giả tên tuổi, trong đó có nhiều tranh của danh họa Bùi Xuân Phái, đặc biệt có bức sơn dầu nổi tiếng Cô gái mặc áo đen họa tiết kỷ hà trắng, vẽ chân dung Mai Trang từ năm 1988, bức vẽ cuối cùng của Bùi Xuân Phái, tác phẩm được ví như một Mona Lisa của Việt Nam.
Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

Baovannghe.vn - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn kiện pháp lý có giá trị cao nhất, phản ánh ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, đồng thời là nền tảng chính trị, pháp lý cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.