Văn hóa nghệ thuật

Tiếp tục đổi mới, sáng tạo tác phẩm hay

Văn hóa nghệ thuật
11:46 | 17/10/2023
“Làm thế nào để sáng tạo được tác phẩm hay”? Đó là câu hỏi trăn trở của các văn nghệ sĩ trong Hội thảo “Tiếp tục đổi mới, sáng tạo tác phẩm hay; góp phần chấn hưng và phát triển văn hóa, văn nghệ của đất nước” do Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và Hội đồng Lý luận phê bình, Văn học nghệ thuật tổ chức vào sáng ngày 17/10/2023 tại Hà Nội
aa

“Làm thế nào để sáng tạo được tác phẩm hay”? Đó là câu hỏi trăn trở của các văn nghệ sĩ trong Hội thảo “Tiếp tục đổi mới, sáng tạo tác phẩm hay; góp phần chấn hưng và phát triển văn hóa, văn nghệ của đất nước” do Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và Hội đồng Lý luận phê bình, Văn học nghệ thuật tổ chức vào sáng ngày 17/10/2023 tại Hà Nội.

Tham dự và đồng chủ trì Hội thảo có PGS.TS. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam và GS.TS. Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình Văn học nghệ thuật; nhà thơ Hữu Thỉnh, nguyên Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; ông Vương Duy Biên, Phó Chủ tịch chuyên trách Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo các Hội chuyên ngành, các văn nghệ sĩ và đại diện các phóng viên của báo, đài của Trung ương và Hà Nội.

Đoàn Chủ tịch điều hành Hội thảo

Trong bài phát biểu đề dẫn của mình, PGS.TS. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nêu rõ, những thành tựu VHNT mà chúng ta đã đạt được trong những năm qua chưa thật tương xứng với sự nghiệp đổi mới của đất nước. Chất lượng chưa hài hòa với số lượng. Chưa có nhiều tác phẩm tạo được sự thu hút, sự quan tâm rộng lớn của công chúng và có sức lan tỏa làm rung động lòng người. Còn ít những tác phẩm đỉnh cao, những văn nghệ sĩ lớn.

Hội thảo cần trả lời câu hỏi: “Vì sao văn học, nghệ thuật Việt Nam tuy đã có những thành tựu đáng ghi nhận, biểu dương, nhưng cho đến nay, chúng ta vẫn còn ít tác phẩm đỉnh cao, ít văn nghệ sĩ lớn, có tầm cỡ như những giai đoạn trước kia?”.

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Hội thảo diễn ra rất sôi nổi với nhiều tham luận tâm huyết của các văn nghệ sĩ như nhà thơ Vũ Quần Phương, nhà văn Lê Hoài Nam (Hội Nhà văn Việt Nam), PGS.TS. Trần Trí Trắc (Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam), PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái, nhà LLPB Âm nhạc Nguyễn Thị Minh Châu (Phó chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam), PGS.TS. Đỗ Lệnh Hùng Tú (Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam), nhà văn Phùng Văn Khai… chủ yếu xoay quanh những câu hỏi trăn trở trên, nhằm góp phần chấn hưng và phát triển nền văn hóa, văn nghệ của đất nước?

Việt Thắng


Thơ Lê Vĩnh Thái và những cuộc đi hoang

Thơ Lê Vĩnh Thái và những cuộc đi hoang

Baovannghe.vn - Lê Vĩnh Thái luôn mang tâm thế là một thầy giáo nghèo vùng ngoại ô của Huế. Sự vất vả, lam lũ, khung cảnh nông thôn chính vì thế luôn là không gian nghệ thuật nổi bật trong thơ anh.
Ngôn ngữ mỹ thuật trong tranh Trương Đình Hào

Ngôn ngữ mỹ thuật trong tranh Trương Đình Hào

Baovannghe.vn - Trong tranh của Trương Đình Hào, ta thường bắt gặp nón quai thao, một cặp nam nữ đang hát quan họ, các con vật và vật dụng thường ngày… Thoạt nhìn, rất dễ để xem tranh Hào dưới góc nhìn văn hoá, di sản: các tác phẩm ghi lại các hoạt động bình dị hằng ngày của đời sống nông thôn ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn trước Đổi mới.
Trông đám đông hỏi lấy một người: Phỏng vấn một cái cây ở sân 51 Trần Hưng Đạo

Trông đám đông hỏi lấy một người: Phỏng vấn một cái cây ở sân 51 Trần Hưng Đạo

Trong đáBaovannghe.vn - 51 Trần Hưng Đạo - Hà Nội là trụ sở của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Tòa nhà bình dị này mang một ý nghĩa rất lớn.
Ở trong tôi - Thơ Kim Chuông

Ở trong tôi - Thơ Kim Chuông

Baovannghe.vn- Tôi gặp mùa thu trên mặt sông đầy/ nhịp cầu giống chiếc đòn gánh lớn
Đọc truyện: Nhánh lan vảy rồng. Truyện ngắn dự thi của Trung Sỹ

Đọc truyện: Nhánh lan vảy rồng. Truyện ngắn dự thi của Trung Sỹ

Baovannghe.vn - Giọng đọc: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương