Sự kiện & Bình luận

Trăm năm biểu diễn nhạc cổ điển Việt Nam

Bảo Hà
Đời sống
15:00 | 15/07/2024
Dù du nhập muộn, song âm nhạc cổ điển cùng các chương trình hoà nhạc Việt Nam vẫn luôn không ngừng nỗ lực đến gần khán giả, dần tạo nên một khái niệm “thị trường hoà nhạc cổ điển”.
aa

Four Seasons Concert - chương trình hòa nhạc “Bốn mùa” - sự kiện mở màn chuỗi chương trình nghệ thuật quốc tế quy mô lớn với tên gọi Musical Seasons 2024 - 2025 là điểm nhấn của bức tranh biểu diễn âm nhạc cổ điển nửa đầu năm nay ở Hà Nội và Việt Nam. Chương trình do Nhà hát Hồ Gươm tổ chức, Dàn nhạc Giao hưởng Nhà hát Hoàng gia Versaille - một trong những dàn nhạc hàng đầu thế giới biểu diễn.

Cũng trong nửa đầu năm 2024, Vietnam Classical Music Festival - lễ hội âm nhạc cổ điển Việt Nam lần đầu được tổ chức tại Đà Lạt liên tục 7 ngày với sự góp mặt của hơn 100 nghệ sĩ trong nước và quốc tế. Tham vọng của chương trình là đưa âm nhạc cổ điển đến những không gian nhỏ, công cộng, tăng độ phủ của thể loại âm nhạc hàn lâm này tới nhiều thành phố như Đà Lạt.

Trăm năm biểu diễn nhạc cổ điển Việt Nam
Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam (VNSO).

Ở TP.HCM, dàn nhạc Imagine Philharmonic Orchestra (IPO) của nhạc trưởng 9X Tiêu Nguyễn Đức Anh với các đêm nhạc đa phong cách cũng thu hút được lượng khán giả trẻ. Dàn nhạc phong cách trẻ của Tiêu Nguyễn Đức Anh đã chứng minh thực lục của mình khi nâng những chương trình vài trăm vé lên vài nghìn vé. Ở Hà Nội, nhiều dàn nhạc giao hưởng trẻ, tư nhân cũng đang hòa nhịp vào thị trường âm nhạc cổ điển quốc nội như Vietnam Youth Orchestra (VYO) - dàn nhạc cho thanh thiếu niên từ 12 đến 22 tuổi, đa quốc tịch, hay Sun Symphony Orchestra (SSO) cũng đang đều đặn có các mùa hòa nhạc kéo dài suốt năm.

Nhìn về quá khứ với lịch sử trăm năm

Các chương trình hòa nhạc cổ điển phong phú về quy mô, địa điểm tổ chức đã phần nào phác hoạ bức tranh biểu diễn âm nhạc cổ điển tại Việt Nam hiện nay. Ngược về quá khứ có thể thấy bức tranh biểu diễn ấy đã có sự chuyển đổi lớn sau cả thế kỷ du nhập. Người mộ nhạc cổ điển đều biết loại hình âm nhạc này đã tồn tại và thịnh hành nhiều thế kỷ trong giới quý tộc châu Âu. Ngày nay ở châu Âu và nhiều nước phát triển trên thế giới, đây vẫn là thể loại âm nhạc được bảo tồn, lưu hành ở vị trí trang trọng nhất.

Ở Việt Nam, phải đến đầu những năm 1920, công chúng Việt Nam mới được tiếp cận với loại hình âm nhạc này tại Hà Nội, Sài Gòn. Cuối những năm 1920 những nghệ sĩ quốc tế đã mang đến Sài Gòn biểu diễn các tác phẩm của một số nhà soạn nhạc lớn: Mozart, Beethoven, Chopin… Còn ở Hà Nội, cùng thời gian này cũng điểm những buổi Concert Symphonique. Nhạc cổ điển châu Âu dần đi vào đời sống âm nhạc ở hai đô thị lớn.

Đến năm 1959, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam ra đời với 114 thành viên. Công chúng yêu nhạc Việt Nam bắt đầu được làm quen với các nhạc phẩm kinh điển thế giới từ dàn nhạc của dân tộc. Thập niên 60 sau đó được coi là thời kỳ vàng son của nhạc cổ điển Việt Nam khi nhiều tên tuổi nhà soạn nhạc trong nước nổi lên như: Trần Ngọc Xương, Hoàng Đạm, Đỗ Nhuận… Thời kỳ sau đó cũng có những nốt trầm trong đời sống biểu diễn hòa nhạc của đất nước, song sự hồi sinh của khí nhạc luôn mãnh liệt với sự ra đời của nhiều dàn nhạc giao hưởng nội địa.

Từ khi du nhập vào Việt Nam tới nay đã cả thế kỷ qua đi, đất sống chủ yếu của các chương trình hòa nhạc cổ điển từ chỗ chủ yếu ở Hà Nội và TP.HCM với Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, Nhà hát GH Vũ kịch TP.HCM, thì nay loại hình âm nhạc hàn lâm này đã có mặt ở một số đô thị lớn khác. Ngay tại Hà Nội và TP.HCM, những năm gần đây, các điểm diễn nhạc cổ điển được mở rộng thêm với Nhạc viện Hà Nội, Nhạc viện TP.HCM, Nhà hát Lớn Hà Nội, IDECAF, Viện Goethe, Trung tâm Văn hoá Pháp…

Nếu khoảng 20 năm trước (đầu những năm 2000), số chương trình hòa nhạc hằng năm chỉ lác đác định kỳ, thì ở đầu những năm 2020 này, cả ở Hà Nội và TP.HCM, mật độ các đêm nhạc, show diễn nhạc cổ điển đã tăng tính bằng cấp số nhân. Nội dung cũng như nghệ sĩ biểu diễn cũng phong phú hơn với đủ quy mô, hướng tới đa dạng khán giả.

Chỉ tính riêng trong tháng 6/2024, ở mỗi đầu cầu Hà Nội, TP.HCM có hàng chục sân khấu sáng đèn với nhiều chương trình hòa nhạc quy mô nhỏ - vừa tới lớn. Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam (VNSO) vừa điểm danh chương trình hòa nhạc đặt vé trước số 164 ngày 29/6 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Đầu tháng 6, NSND Đặng Thái Sơn - người châu Á đầu tiên đoạt giải Nhất cuộc thi quốc tế Frédéric Chopin - có hai buổi hòa nhạc piano với tên gọi Đặng Thái Sơn và các học trò. Đây là lần đầu tiên nghệ sĩ biểu diễn cùng các học trò tại Việt Nam.

Những concert tên tuổi với quy mô quốc tế nhiều năm qua vẫn định kỳ góp mặt làm cho thị trường hoà nhạc tại Việt Nam thêm sôi nổi. Toyota concert hay Giai điệu mùa thu đã trở thành những cái tên quen thuộc với khán giả yêu nhạc cổ điển trong nước, đặc biệt ở Hà Nội và TP.HCM.

Năm nay, kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam cùng UBND TP.Hà Nội tổ chức chương trình hòa nhạc Vietnam Airline Classic - Hanoi Concert 2024 (VAC 2024) vào mùa thu này. Mời tới chương trình năm nay là Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Nga - Russian National Orchestra (RNO).

Nhìn tới tương lai - điểm đến yêu thích

Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nghệ sĩ, dàn nhạc giao hưởng lớn thế giới ghé thăm Hà Nội, TP.HCM. Ngay đầu năm 2024 này, Nhà hát Hồ Gươm công bố chuỗi chương trình nghệ thuật quốc tế mang tên Musical Seasons 2024-2025 - gồm 5 chương trình diễn ra trong thời gian 1 năm. Điểm chung của cả 5 chương trình này là sự góp mặt của những dàn nhạc giao hưởng hàng đầu thế giới. Cụ thể, khai màn là chương trình Hòa nhạc Bốn mùa (Four Seasons Concert) được thể hiện bởi các nghệ sĩ thuộc Dàn nhạc Giao hưởng Nhà hát Hoàng gia Versaille (L’Orchestre de L’Opéra Royal de Versailles). Chương trình thứ hai là sự tham gia của các nghệ sĩ đến từ dàn nhạc được đề xuất là dàn nhạc hay nhất thế giới - Musiciens du Louvre.

Chia sẻ với báo giới hồi tháng 3 vừa qua, Giám đốc Nhà hát Hồ Gươm NSND Nguyễn Công Bẩy cho hay, mong muốn của ban tổ chức là chương trình sẽ mang trải nghiệm nghệ thuật đỉnh cao tới với công chúng, truyền tình yêu âm nhạc cổ điển đến khán giả Việt Nam. Nhà hát Hồ Gươm được đưa vào hoạt động từ năm 2023 và được bình chọn là 10 nhà hát đẹp nhất thế giới cũng là một minh chứng kịp thời cho sự chuyển mình của thị trường hoà nhạc Việt Nam, đáp ứng nhu cầu nghe hoà nhạc chất lượng cao một cách thường xuyên.

Chương trình hòa nhạc đặt vé trước số 164 của VNSO tháng 6 vừa qua cũng mang tới tên tuổi đặc biệt - Nhạc trưởng David Grey Sammer được thế giới công nhận là một trong những nghệ sĩ piano và nhạc trưởng táo bạo và nổi tiếng nhất trong thế hệ của mình. Lai lịch của anh được VNSO công bố có sức nặng đặc biệt: Giám đốc Âm nhạc và Nghệ thuật của Dàn nhạc Geneva Camerata ở Thụy Sĩ; Chỉ huy trưởng của Dàn nhạc Giao hưởng Medellín ở Colombia. David Greilsammer đã xuất hiện với tư cách là nhạc trưởng và nghệ sĩ độc tấu của nhiều dàn nhạc hàng đầu hiện nay, bao gồm Dàn nhạc Giao hưởng BBC, Dàn nhạc Giao hưởng San Francisco, Dàn nhạc Philharmonic của Đài phát thanh Pháp, Dàn nhạc Giao hưởng Thủ đô Tokyo...

Một tài năng âm nhạc xuất chúng như vậy đã tới Việt Nam, chỉ huy dàn nhạc của Việt Nam biểu diễn các tác phẩm của các nhà soạn nhạc tên tuổi thế giới. Điều đó chứng tỏ sự nỗ lực không ngừng nghỉ của VNSO, cũng chứng tỏ sự hấp dẫn của khán giả Việt Nam.

Công chúng yêu nhạc cổ điển Việt Nam trong những năm qua cũng dần quen với các chương trình hòa nhạc bán vé. Dù rằng mức giá vé của các chương trình phần lớn vẫn nằm ở sự tượng trưng, mang tính hỗ trợ nhiều khi dao động từ 500.000đ tới khoảng 3.000.000đ. Đặc biệt hạng mục vé hòa nhạc cổ điển luôn dành phần ưu ái cho khán giả là học sinh, sinh viên.

Báo Văn nghệ số 28/2024

Hòa nhạc cổ điển vì môi trường Đêm nhạc cổ điển mang tên “Impressionnisme” sẽ diễn ra vào ngày 25/2 Liên hoan âm nhạc cổ điển quốc tế với đêm diễn Best of Tchaikovsky Colin Davis – Phủ bóng âm nhạc cổ điển Anh nửa cuối thế kỷ 20 Lễ hội Âm nhạc cổ điển Việt Nam 2024
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.
Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Baovannghe.vn - Bà ngoại chỉ nói: "Đừng thúc ép gì nhiều. Phải tội. Đời người bạc, phận mỏng, biết sao được số trời. Mày làm thế không sợ chuốc khổ cho con bé".
Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4  trên khu vực trung Lào

Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4 trên khu vực trung Lào

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão - cơn bão số 4 năm 2024.