Sự kiện & Bình luận

Trình Thủ tướng: Đề án bảo vệ, phát huy giá trị di sản Dân ca Ví, Giặm

Thảo Vy ( tổng hợp)
Chính trị xã hội
10:04 | 02/04/2025
Baovannghe.vn - Bộ VHTT&DL vừa có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt “Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2026 – 2030” (gọi tắt là Đề án)
aa

Theo đó, Đề án do UBND tỉnh Nghệ An chủ trì, đồng thời phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ VHTT&DL xây dựng. Đến hiện tại, Đề án đã xây theo quy định, tiếp thu, hoàn chỉnh theo ý kiến thỏa thuận, góp ý của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia.

UBND tỉnh Nghệ An cho biết, Đề án được xây dựng nhằm bảo tồn di sản văn hóa tiêu biểu, mang bản sắc riêng của cộng đồng nhân dân xứ Nghệ. Năm 2014, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, trở thành niềm tự hào của Nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nói riêng, Nhân dân Việt Nam nói chung.

Trình Thủ tướng: Đề án bảo vệ, phát huy giá trị di sản Dân ca Ví, Giặm
Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đón Bằng của UNESCO công nhận dân ca Ví, Giặm là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. (Ảnh tư liệu/tháng 1/2015).

Do đó, bảo tồn giá trị di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng cư dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh là cần thiết, góp phần giữ gìn giá trị bản sắc văn hóa tiêu biểu, đặc trưng nhất của cộng đồng, đại diện cho bản sắc của vùng văn hóa xứ Nghệ trong lịch sử, không trộn lẫn với các vùng văn hóa khác. Bảo vệ, phát huy dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ và phát huy tính đa dạng, độc đáo của dân ca Ví, Giặm trong tỉnh, tính đa dạng trong phân vùng địa lý tự nhiên và sự đa dạng trong sự phát triển của các hình thức thực hành dân ca Ví, Giặm trên địa bàn, góp phần duy trì bản sắc của cộng đồng địa phương, có sức hút với phát triển du lịch bền vững, trở thành một nội lực phát triển kinh tế, một sản phẩm văn hóa đem lại sức hút đối với công chúng trong và ngoài nước.

Mục tiêu cụ thể của Đề án, đến năm 2030 phấn đấu khu vực đồng bằng có 90%, khu vực miền núi có 30% đơn vị hành chính cấp xã/phường/thị trấn có thực hành dân ca Ví, Giặm thành lập câu lạc bộ. Phấn đấu thành lập thêm 2 - 3 câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm ở các tỉnh khác và thành lập 1 - 2 câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm ở nước ngoài. Đồng thời đưa dân ca Ví, Giặm vào chương trình giảng dạy cho học sinh ở tất cả các trường phổ thông tại các địa bàn có thực hành dân ca Ví, Giặm ở tỉnh Nghệ An; phấn đấu mỗi trường phổ thông có 1 giáo viên được tập huấn giảng dạy dân ca một cách bài bản.

Bên cạnh đó, Đề án đặt mục tiêu đầu tư đồng bộ hiện đại hệ thống trang thiết bị cho Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh; 80% câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm được chính quyền địa phương thành lập, quản lý hoạt động hiệu quả được hỗ trợ trang thiết bị cần thiết như âm thanh, ánh sáng, trang phục, đạo cụ, nhạc cụ biểu diễn; hỗ trợ kinh phí dàn dựng, tập luyện, xây dựng các chương trình dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh hàng năm và chương trình tham gia các hoạt động ngày hội, Festival, liên hoan, hội thi, hội diễn...

Hằng năm tổ chức tập huấn, đào tạo cán bộ nghiệp vụ về quản lý di sản văn hóa phi vật thể; Tập huấn/truyền dạy cho các câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh; học sinh, giáo viên các trường phổ thông trên địa bàn toàn tỉnh… Mỗi năm xây dựng/phục dựng 4 vở diễn có nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật để phát sóng truyền hình trực tiếp phục vụ Nhân dân. Tổ chức thường xuyên các show diễn (dailyshow) tại Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh để phục vụ khán giả. Và 100% nghệ nhân dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được tôn vinh và hưởng chế độ đãi ngộ theo chính sách của Trung ương và của tỉnh...

Để hoàn thành mục tiêu, Đề án đặt ra các nhiệm vụ và giải pháp, đó là: (1) Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách và tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành; (2) Tăng cường ngun lực, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho các đơn vị nghệ thuật, thiết chế văn hóa, câu lạc bộ; (3) Phát triển nguồn nhân lực; (4) Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản; (5) Phát triển dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh với các hình thức thể hiện mới, lấy Ví, Giặm làm chất liệu sáng tác các tác phẩm nghệ thuật mới; (6) Quảng bá, phổ biến, tuyên truyền dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh; (7) Tăng cường hợp tác, lồng ghép các hoạt động, xây dựng các hành trình kết nối di sản gắn với phát triển du lịch; (8) Ứng dụng khoa học, công nghệ, trọng tâm là công nghệ số trong công tác bảo tồn và phát huy dân ca Ví, Giặm gắn với phát triển du lịch. Lộ trình thực hiện được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ năm 2026 - 2028, giai đoạn 2 từ năm 2029 – 2030.

Như vậy, Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đại diện của nhân loại Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2026 – 2030” được phê duyệt và triển khai các dự án thành phần sẽ là một trong những ví dụ điển hình thực hiện cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong việc triển khai chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể sau khi được UNESCO vinh danh. Đề án góp phần quan trọng trong việc hiện thực hóa quan điểm văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực xây dựng và phát triển con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước theo tinh thần của Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI./.

"Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" đạt doanh thu hơn 20 tỉ đồng

"Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" đạt doanh thu hơn 20 tỉ đồng

Baovannghe.vn - Theo thống kê từ trang Box Office Vietnam, tính đến trưa 5/4, phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" đã thu được hơn 20 tỉ đồng (bao gồm cả các vé đặt trước).
Hội Nhà văn Việt Nam: Ra mắt hai tác phẩm văn chương đặc biệt

Hội Nhà văn Việt Nam: Ra mắt hai tác phẩm văn chương đặc biệt

Baovannghe.vn- Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức lễ ra mắt hai cuốn sách: Tập thơ "Nhặt dọc đường" của nhà thơ Thuận Hữu và tập bút ký "Xa và gần" của nhà văn Phan Đức Nhạn.
Tổ chức Hội sách Hà Nội 2025 chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình”

Tổ chức Hội sách Hà Nội 2025 chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình”

Baovannghe.vn - UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch tổ chức Hội sách Hà Nội lần thứ X - năm 2025 chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình”
Món quà của Én con

Món quà của Én con

Baovannghe.vn - Mấy lần chim mẹ bay đi rồi bay quay lại động viên cổ vũ chú chim én bé nhỏ nhất cố gắng bay nhanh theo nhưng rồi bóng đàn chim mỗi lúc một xa dần, xa dần và mất hút về phía trời phương Nam.
Đêm Khau Vai - Thơ Nguyễn Khắc Đàm

Đêm Khau Vai - Thơ Nguyễn Khắc Đàm

Baovannghe.vn- Nắng nhạt mùa xuân cạn/ Bàn chân mỏi dốc đèo