Văn hóa nghệ thuật

Trưng bày: “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người”

Mỹ thuật 10:26 | 17/05/2019
Sáng 17/5/2019, tại phòng trưng bày chuyên đề, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, số 25 Tông Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội, đã diễn ra Lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người”. Đây là hoạt động nhân kỷ niệm 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-2019); 50 năm thực hiện di chúc của Người; tiếp tục thực hiện chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
aa

Sáng 17/5/2019, tại phòng trưng bày chuyên đề, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, số 25 Tông Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội, đã diễn ra Lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người”. Đây là hoạt động nhân kỷ niệm 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-2019); 50 năm thực hiện Di chúc của Người; tiếp tục thực hiện chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Bộ cà phê Chủ tịch Vô-rô-si-lốp (Liên Xô cũ) tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Với gần 200 tài liệu, hiện vật, ảnh tiêu biểu được lựa chọn, thể hiện ở 2 nội dung: Hồ Chí Minh - trọn đời vì nước vì dân và Hồ Chí Minh trong trái tim nhân loại, gồm có bản thảo, bút tích, các bài báo, tác phẩm... do chính tay Chủ tịch Hồ Chí Minh viết hoặc đánh máy trên nhiều loại giấy khác nhau. Trong đó, có một số hiện vật là Bảo vật quốc gia như: sách "Đường Kách mệnh”, tác phẩm “Ngục trung nhật ký”, bút tích “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Ngoài ra, còn có những đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày như: vali, bát đũa, nồi cơm, hòn đá, quần áo, máy chữ... thể hiện cuộc sống giản dị mà rất gần gũi với nhân dân của người chiến sỹ cách mạng Nguyễn Ái Quốc. Những món quà tặng của nhân dân Việt Nam như: Áo, cờ thi đua, bức vẽ, thêu, ấm chén, túi, khăn đội đầu, vòng, quả còn... hay quà tặng của chính phủ, nhân dân thế giới: Lục bình, tượng gỗ, bộ đồ ăn bằng bạc, bình đựng rượu, mô hình tháp Epphen... thể hiện tình cảm của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cờ "Bình dân học vụ", tặng phẩm của lớp sơ cấp bình dân học vụ thị trấn Gia Rai - Nam Bộ, tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 1-12-1954.

Thông qua trưng bày, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia mong muốn góp phần giúp công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ tìm hiểu sâu sắc về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, tấm gương sáng về cuộc sống giản dị, chí công vô tư của một người cộng sản. Qua đó, nhận thức đầy đủ hơn trách nhiệm của thế hệ hôm nay, góp sức mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trưng bày được tổ chức từ ngày 17/5/2019 đến hết tháng 8/2019.

V.T


“Tư liệu Hán Nôm: sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu và khai thác” những vấn đề đặt ra

“Tư liệu Hán Nôm: sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu và khai thác” những vấn đề đặt ra

Baovannghe.vn - Ngày 7/5, Viện Thông tin Khoa học xã hội (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Tư liệu Hán Nôm: sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu và khai thác”. Hội thảo có sự tham gia của nhiều học giả, các nhà nghiên cứu đến từ các viện nghiên cứu trong nước và quốc tế.
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc lần thứ 21 sẽ được tổ chức tại Trung Quốc

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc lần thứ 21 sẽ được tổ chức tại Trung Quốc

Baovannghe.vn - Ngày 8-5, tại Học viện Phật giáo Việt Nam (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh), Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ủy ban tổ chức quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc đã long trọng bế mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc lần thứ 20 năm 2025.
Nghệ An tổ chức triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”

Nghệ An tổ chức triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”

Baovannghe.vn - Triển lãm nhằm tôn vinh và tri ân sâu sắc những công lao và cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.
Đọc truyện: Người tình mã hoá - Truyện ngắn của Mai Văn Phấn

Đọc truyện: Người tình mã hoá - Truyện ngắn của Mai Văn Phấn

Baovannghe.vn - Giọng đọc: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
"Văn học đổi mới" trong hệ hình phản ánh

"Văn học đổi mới" trong hệ hình phản ánh

Baovannghe.vn- Một trong những điểm sôi động nhất của đời sống văn học đổi mới là các phát ngôn biểu thị quan niệm của người viết: quan niệm về tự do sáng tác, tự do ngôn luận; về quyền được thể hiện nỗi buồn, viết về cái tiêu cực; về cái mới trong văn học; về sự công khai dân chủ, tinh thần tranh luận đối thoại, về quản lý văn nghệ, quan hệ giữa văn nghệ và chính trị... và quan niệm về cái chân thật, về hiện thực trong văn học nghệ thuật.