Diễn đàn lý luận

50 năm Văn học, nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh: Nhìn lại để bước tiếp

Nguyệt Anh
Lý luận phê bình 11:05 | 17/04/2025
Baovannghe.vn - Chiều 16/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Tọa đàm “50 năm Văn học, nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - Phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai” nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng Miền Nam thống nhât đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
aa

Theo đó, phát biểu tại tọa đàm, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM Nguyễn Mạnh Cường, cho biết, các tham luận và ý kiến của các đại biểu trong tọa đàm này rất sâu sắc, có trách nhiệm, tâm huyết với vấn đề xây dựng, phát triển VHNT. Ban tổ chức tọa đàm, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy và các cơ quan Thành phố trân trọng tiếp thu các ý kiến đề xuất, phản ánh, đóng góp và mong tiếp tục được lắng nghe các chia sẻ, hiến kế, đề xuất của các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia văn hóa, văn nghệ sĩ, các địa phương, đơn vị để tham mưu Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và trực tiếp có những định hướng kịp thời nhằm tiếp tục thúc đẩy, tạo điều kiện để các hoạt động VHNT Thành phố ngày càng phát triển đạt hiệu quả thực chất và có chiều sâu.

50 năm Văn học, nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh: Nhìn lại để bước tiếp
Đại biểu tham dự tọa đàm. Ảnh ND

Ban tổ chức đã nhận được 86 bài tham luận với nội dung phong phú và đa dạng trong đánh giá hoạt động văn học, nghệ thuật 50 năm qua trên các lĩnh vực, nhiều bài viết tập trung những vấn đề mới đặt ra và giải pháp cho văn học, nghệ thuật hiện nay như tác động của khoa học công nghệ, kỷ nguyên số đến văn học, nghệ thuật, xu hướng tiếp cận văn học, nghệ thuật trong thời đại bùng nổ mạng xã hội. Nhiều bài viết quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục thẩm mỹ, định hình khả năng tiếp nhận nghệ thuật của giới trẻ…

Phát biểu đề dẫn tọa đàm, đồng chí Lê Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, sau 50 năm Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước, cùng với sự phát triển chung của cả nước, thành phố Hồ Chí Minh hiện là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, là nơi có nền văn hóa, văn học, nghệ thuật phát triển năng động, sáng tạo. Đảng bộ và chính quyền thành phố luôn quan tâm và xem việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người thành phố là xây dựng nền tảng tinh thần, từ đó làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội.

Tại buổi tọa đàm, Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, các hoạt động văn học nghệ thuật của Thành phố Hồ Chí Minh trong 50 năm sau ngày đất nước thống nhất cơ bản đã bám sát vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, những yêu cầu đặt ra đối với ngành, lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân. Trong từng giai đoạn, văn học nghệ thuật đã đồng hành sâu sắc, cổ vũ, động viên mạnh mẽ các tầng lớp nhân dân thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của đất nước trong tình hình mới.

Tuy nhiên, dù đạt nhiều thành tựu, công tác xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn một số hạn chế, khó khăn. Theo đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền về vị trí, vai trò tầm quan trọng của văn hóa tiếp tục được khẳng định, tuy nhiên, có lúc, việc xây dựng, phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật chưa được tập trung đúng mức.

Các tác phẩm văn học, nghệ thuật ngày càng nhiều song còn ít tác phẩm văn học, nghệ thuật lớn, tầm cỡ và giá trị. Việc sáng tác còn theo lối mòn, chưa có sự bứt phá đổi mới mạnh mẽ; những tác phẩm mới chưa phản ánh được hiện thực xã hội một cách tiêu biểu, chưa chạm đến cảm xúc chung của cộng đồng.

Số tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị của thành phố được giới thiệu ra nước ngoài còn hạn chế. Việc vận hành hoạt động văn học, nghệ thuật của các cơ quan công lập còn theo lối cũ, chưa chú trọng công tác truyền thông, còn theo cách truyền thông cũ hoặc thiếu kinh phí để thực hiện truyền thông hiệu quả…

Chia sẻ tại tọa đàm, Đạo diễn, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Đạt - Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP Hồ Chí Minh cho biết, 50 năm qua là một hành trình bản sắc văn hóa, nghệ thuật truyền thống của thành phố được bồi đắp thêm nhiều giá trị mới của đổi mới, hội nhập và phát triển. Ông kiến nghị, UBND TP Hồ Chí Minh, mà trực tiếp là các Sở Văn hóa - Thể thao Thành phố cần có giải pháp khuyến khích giới trẻ phát triển khả năng sáng tạo và tư duy phản biện trong nghệ thuật. Song song đó, tạo cơ chế phát triển và quảng bá các sản phẩm nghệ thuật của giới trẻ. Bởi vì, nếu được định hướng đúng đắn và có sự đầu tư thích hợp, giới trẻ TP Hồ Chí Minh sẽ không chỉ là những người yêu nghệ thuật mà còn là những người sáng tạo, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền văn hóa nghệ thuật trong tương lai.

Cũng trong khuôn khổ buổi tọa đàm, đại diện các đơn vị Sở, ngành, địa phương; các trưởng ĐH, CĐ; Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật và các Hội văn học, nghệ thuật thành phố; các văn nghệ sĩ cũng đã nêu nhiều ý kiến, góp ý sâu sắc, sát với thực tiễn phát triển văn hóa, nghệ thuật của TP Hồ Chí Minh. Những ý kiến này là chất liệu quan trọng để TP Hồ Chí Minh nhận định, đánh giá và đề ra định hướng hoạt động văn học, nghệ thuật trong thời gian tới.

Kết luận buổi tọa đàm đồng chí Nguyễn Mạnh Cường cho biết, Ban tổ chức tiếp thu các ý kiến đề xuất, phản ánh, đóng góp của quý đại biểu trong buổi tọa đàm để tham mưu Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và trực tiếp có những định hướng kịp thời đối với hoạt động văn hóa, văn nghệ, nhằm tiếp tục thúc đẩy, tạo điều kiện để các hoạt động văn học, nghệ thuật thành phố ngày càng phát triển đạt hiệu quả thực chất và có chiều sâu.

Đọc truyện: Làm dâu - Truyện ngắn của Phạm Thị Hương

Đọc truyện: Làm dâu - Truyện ngắn của Phạm Thị Hương

Baovannghe.vn - Giọng đọc và hậu kỳ: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Đôi bờ sông Tiền ngày đính hôn - Thơ Nông Lệnh Tử Anh

Đôi bờ sông Tiền ngày đính hôn - Thơ Nông Lệnh Tử Anh

Baovannghe.vn- Bên anh lở mà lại hóa bồi/ Bên em bồi mà lạ lùng chưa lại lở
BSR - Hành trình chuyển đổi năng lượng và nhiên liệu xanh

BSR - Hành trình chuyển đổi năng lượng và nhiên liệu xanh

Trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh lộ trình bắt buộc sử dụng nhiên liệu sinh học E10 từ đầu năm 2026 trên toàn quốc nhằm thực hiện các cam kết Net-Zero vào năm 2050, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đang tích cực triển khai thực hiện lộ trình này, trong đó có giải pháp phục hồi sản xuất Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất.
Mời gửi tác phẩm tham dự Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2025

Mời gửi tác phẩm tham dự Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2025

Baovannghe.vn - Để tránh bỏ sót những tác phẩm văn học hay trong công tác xét giải thưởng hàng năm của Hội,
Trung tâm đổi mới sáng tạo - Động lực mới của BSR

Trung tâm đổi mới sáng tạo - Động lực mới của BSR

Baovannghe.vn - Công tác nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và phát triển sản phẩm được xác định là trụ cột đưa Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) trở thành Tổng công ty Lọc hóa dầu Việt Nam và doanh nghiệp năng lượng hàng đầu khu vực trong tương lai. Việc thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo tại Đà Nẵng chính là bước đi hiện thực hóa chiến lược này.