Văn hóa nghệ thuật

Bản tin Văn nghệ: Đặc sắc Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Hòa Bình năm 2024

Việt Thắng
Điện ảnh
10:33 | 06/11/2024
Baovannghe.vn - Ngày 5/11, UBND tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Họp báo giới thiệu các hoạt động của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024, sẽ diễn ra trong 9 ngày (từ ngày 15 - 23/11) với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, phong phú.
aa

Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Hòa Bình năm 2024

Ngày 5/11, UBND tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Họp báo giới thiệu các hoạt động của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024, diễn ra trong 9 ngày (từ ngày 15 - 23/11) với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, phong phú.

Tại buổi họp báo, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quách Thị Kiều cho biết: Đây là sự kiện quan trọng của tỉnh, được chuẩn bị chu đáo nhằm quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc tỉnh Hòa Bình; di tích khảo cổ quốc gia đặc biệt Hang Xóm Trại và Mái đá làng Vành và các điểm du lịch hấp dẫn; giới thiệu các sản phẩm từ cá, tôm sông Đà, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh góp phần kích cầu phát triển du lịch, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh nguồn BTC
Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh nguồn BTC

Trong Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm các hoạt động văn hóa đa dạng như triển lãm, chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống và hiện đại, hội thảo về phát triển du lịch bền vững cũng như tham gia các tour khám phá thắng cảnh nổi tiếng của Hòa Bình…

Các hoạt động cụ thể như sau: Tối 15/11, sẽ diễn ra Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà; chiều ngày 16 - 18/11, triển lãm Ảnh nghệ thuật năm 2024; tối 16/11 là Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá Làng Vành, Khai mạc Tuần Văn hóa, Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 - hoạt động chính của chương trình năm nay. Tiếp đó, chiều ngày 19/11 sẽ có Diễn đàn Nông nghiệp chủ đề: "Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại tỉnh Hòa Bình năm 2024. Tối cùng ngày, sẽ khai mạc Lễ hội cá, tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ hai…

Nhà hát Múa rối Thăng Long ra mắt vở diễn "Hoàng đế cờ lau"

Tối 5/11, tại sân khấu múa rối nước Hoàng thành Thăng Long, Nhà hát Múa rối Thăng Long ra mắt vở diễn mới Hoàng đế cờ lau (tác giả: Nguyễn Đăng Chương; đạo diễn: NSND Hoàng Tuấn).

Vở diễn tái hiện vị Hoàng đế đầu tiên của nước Đại Cồ Việt – Đinh Tiên Hoàng. Từ khi còn là cậu bé chăn trâu, Đinh Bộ Lĩnh thông minh, lanh lợi khác thường. Những buổi chăn trâu, Đinh Bộ Lĩnh thường nghĩ ra các trò chơi đánh trận giả, lấy lưng trâu làm ngai vàng, ngọn lau làm cờ chiến, chia đám mục đồng thành hai phe để “tham chiến” rất sôi nổi. Với bản tính sáng dạ và mạnh mẽ, Đinh Bộ Lĩnh luôn xưng “vua” với đám trẻ chăn trâu.

Bản tin Văn nghệ: Đặc sắc Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Hòa Bình năm 2024
Một cảnh trong vở rối "Hoàng đế cờ lau". Ảnh: BTC

Từ kịch bản của TS Nguyễn Đăng Chương, NSƯT Đăng Tiến đã chuyển thể kịch bản múa rối một cách khéo léo, tinh tế, đặc biệt là giai đoạn vua Đinh Tiên Hoàng còn là cậu bé chăn trâu Đinh Bộ Lĩnh. Với không gian thuỷ đình và tạo hình rối ngộ nghĩnh, dễ thương, các nhân vật trong vở diễn trở nên sinh động, hấp dẫn.

Vở diễn tham dự Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng 2024, quy tụ dàn nghệ sỹ tài năng như: Lê Văn, Đăng Nhân, Bình Minh (vai Đinh Bộ Lĩnh), Thu Giang, Phương Linh (vai Đàm Thị), Văn Phức, Siu Anh Sơn (vai Đinh Thúc Dự), Công Mạnh (vai Nguyễn Bặc), Ngọc Linh (vai Lưu Cơ), Thanh Hiếu (vai Đinh Điền), Đức Duy (vai Trịnh Tú),…

Được biết, đây là vở diễn về đề tài lịch sử nên được đầu tư rất kỹ càng ở tất cả mọi khâu. Ban giám đốc Nhà hát đã chọn lọc kỹ lưỡng từ kịch bản, đạo diễn, diễn viên đến các khâu như âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật, tạo hình rối,… tất cả đều được tiến hành một cách tỉ mỉ, chỉn chu đầy trách nhiệm và tâm huyết.

Thông qua ngôn ngữ trình diễn của nghệ thuật múa rối, các nghệ sỹ không chỉ mang lại cho người xem những phút giây thư giãn, giải trí mà còn truyền đi thông điệp về lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta từ ngày xưa. Bên cạnh đó là bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống góp phần làm nên bản sắc Việt Nam”.

Liên hoan phim Đức 2024 tại TP.HCM

Liên hoan phim (LHP) Đức 2024 tại TP.HCM (KinoFest) sẽ diễn ra từ 6-14/11. BTC cho biết, Liên hoan sẽ trình chiếu 10 bộ phim đặc sắc của Đức và nhiều hoạt động phong phú trong khuôn khổ LHP. Cùng với TP.HCM, KinoFest sẽ diễn ra tại tỉnh Bình Dương, Đà Lạt, Tiền Giang và Kiên Giang trong tháng 11.

Bản tin Văn nghệ: Đặc sắc Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Hòa Bình năm 2024

Cụ thể:

Tại TP.HCM từ 6–14.11; tại Bình Dương từ 8-10.11; tại Đà Lạt và Tiền Giang từ 21-24.11 và tại Kiên Giang từ 28–30.11.2024.

Tại TP.HCM, với 7 bộ phim truyện và 3 phim tài liệu, khán giả sẽ có cơ hội thưởng thức những tác phẩm điện ảnh Đức mới nhất từ năm 2021 đến 2023, qua đó giúp mang đến cái nhìn toàn diện về cuộc sống và xã hội Đức đương đại.

Đặc biệt trong 10 phim trình chiếu năm nay có có 1 bộ phim dành cho thiếu nhi mang tên Tobi tò mò và chuyến phiêu lưu đến những dòng sông bay, với bối cảnh quay tại Hà Nội, vịnh Lan Hạ, hang Sơn Đoòng hưa hẹn đem đến nhiều bất ngờ, thú vị cho người xem

Cũng ghi nhận từ BTC, Liên hoan phim Đức 2024, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc tổ chức KinoFest tại TP.HCM khi Goethe-Institut nhận được sự đồng hành và hợp tác chặt chẽ từ phía Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM trong việc đưa thông tin về LHP Đức đến rộng rãi nhiều khán giả hơn..

Được biết, LHP Đức KinoFest sẽ khai mạc vào tối 6/11, tại Cinestar Hai Bà Trưng với bộ phim mở màn Phòng giáo viên. Đây cũng là bộ phim đã nhận được nhiều đề cử và chiến thắng tại các giải thưởng danh giá của Đức, châu Âu và châu Mỹ. Nổi bật nhất phải kể đến đề cử Oscar 2024 cho hạng mục “Phim quốc tế xuất sắc nhất”.

Lịch chiếu các bộ phim trong KinoFest:

Ngày 6.11, phim Phòng giáo viên (2023 – chính kịch), đạo diễn İlker Çatak.

Ngày 7.11: Thuyết vạn vật (2023 – Giật gân), đạo diễn Timm Kröger.

Ngày 8.11: Nơi điểm mù (2023 – Giật gân), đạo diễn Ayşe Polat.

Ngày 9.11: phim Tobi tò mò và Chuyến phiêu lưu đến những dòng sông bay (2023 – Phiêu lưu), đạo diễn: Johannes Honsell; Những nhà vô địch (2024 – Chính kịch), đạo diễn: Soleen Yusef.

Ngày 10.11, vào 15h30: Tobi tò mò và Chuyến phiêu lưu đến những dòng sông bay (2023 – Phiêu lưu), đạo diễn: Johannes Honsell; Cuộc phiêu lưu (2021 – Hoạt hình), đạo diễn: Florence Miailhe.

Ngày 11.11: Tình yêu và nỗi sợ (2022 – Tài liệu), đạo diễn Sandra Prechtel.

Ngày 12.11: Shahid (2024 – Tài liệu sáng tạo), đạo diễn Narges Kalhor.

Ngày 13.11: Đời không là đua nhưng phận tôi chiến thắng (2023 – Tài liệu), đạo diễn Julia Fuhr Mann;

Ngày 14.11: Orphea suy tình (2023 – Nhạc kịch), đạo diễn Axel Ranisch.

Tại TP.HCM, khán giả có thể mua vé trực tuyến hoặc trực tiếp tại Cinestar Hai Bà Trưng với giá vé 20.000 đồng/vé. Vé được bán với mục đích phi thương mại có mục đích giúp khán giả hình thành thói quen đầu tư cho các hoạt động văn hóa.

Tại Bình Dương, Đà Lạt, Tiền Giang và Kiên Giang, khán giả sẽ được vào xem phim hoàn toàn miễn phí tại Cinestar Sinh Viên (Nhà Văn hóa Sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM), Cinestar Đà Lạt (Quảng Trường Lâm Viên), Cinestar Mỹ Tho (52 Đinh Bộ Lĩnh, Tiền Giang) và Cinestar Kiên Giang (Trung tâm thương mai Lô A2-Khu 2, Nguyễn Chí Thanh, Rạch Sỏi).

Mẹ. Tản văn của Trần Mỹ Thương

Mẹ. Tản văn của Trần Mỹ Thương

Baovannghe.vn - Mẹ của con, chẳng một lời oán than dù phải thui thủi một mình khi chúng con lớn khôn sải cánh tự lập. Tuổi thất thập ăn ngủ vò võ một mình.
Vị phố. Truyện ngắn dự thi Kiều Bích Hương

Vị phố. Truyện ngắn dự thi Kiều Bích Hương

Baovannghe.vn- Nhìn từ ngoài vào, Phở Hà lặng bặt trước cái siêu thị lúc nào cũng như siêu nước sôi réo. Phở Hà như cái bánh cuốn mỏng tang. Hàng thịt của ông Thổ như chiếc Kebab sắp bung nứt vì nhồi nhiều thịt và hành tím. Mỗi sáng Phở Hà nhường nhịn hàng người dài rì rầm trò chuyện chờ đến lượt vào hàng bánh mì Muối và Đường của chị Hà Lan phía bên kia phố.
Nhà thơ của đường Trường Sơn huyền thoại

Nhà thơ của đường Trường Sơn huyền thoại

Baovannghe.vn - Trong thế hệ nhà thơ những năm đánh Mỹ, Phạm Tiến Duật có nhiều đóng góp xuất sắc về giọng điệu thơ, về cách tân thơ. Ông dựng nên một tượng đài Trường Sơn hùng vĩ bằng thơ. Phạm Tiến Duật là nhà thơ của đường Trường Sơn huyền thoại...
Con mộng trắng. Truyện ngắn của Song Ngư

Con mộng trắng. Truyện ngắn của Song Ngư

Baovannghe.vn - Cái chuồng trâu nằm dưới gốc nhãn. Nó sơ sài, được quây bốn xung quanh bởi mười bốn thân cây gỗ to bằng bắp chân. Mái chuồng lợp tranh, trong mái tranh có đôi vợ chồng thằn lằn sống đã nhiều năm, đôi lần con mèo mướp tìm được mấy quả trứng thằn lằn nhỏ như đầu ngón tay út trẻ con, hình trái xoan, vỏ trắng mềm nhẵn nhụi.
Chiếu không - Truyện ngắn của Tống Phước Bảo

Chiếu không - Truyện ngắn của Tống Phước Bảo

Baovannghe.vn - Thiệt chỉ biết con người chỉ sống cuộc đời này một lần mà thôi. Vậy nên thương là thương, chứ câu nệ làm gì mấy chuyện xưa xa cũ càng. Chiếu đêm ấm hơi. Bếp tráng bánh bận đó cũng có đôi. Tiếng bìm bịp gọi bầy cũng ngọt lừ trên dòng sông Đợi.