Sự kiện & Bình luận

Bản tin Văn nghệ: Sẵn sàng cho LHP quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Bùi Quyên
Tin 24 giờ
14:42 | 05/11/2024
Baovannghe.vn - Sáng 5/11, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức họp báo công bố Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII).
aa

LHP quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Sáng 5/11, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức họp báo công bố Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII). Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông, Trưởng Ban chỉ đạo Liên hoan Phim (LHP) chủ trì Họp báo.

Ban tin VN
Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII có chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh"

Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII có chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", do Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND TP Hà Nội chỉ đạo; Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Sở VHTT TP Hà Nội tổ chức được diễn ra từ ngày 07/11/2024 đến ngày 11/11/2024 tại thủ đô Hà Nội. LHP cũng là hoạt động thiết thực Kỷ niệm 70 năm ngày tiếp quản thủ đô Hà Nội (10/10/1954 - 10/10/2024).

Theo đó, từ hơn 500 bộ phim đăng ký tham dự, các Ban sơ tuyển và chung tuyển của LHP đã tuyển chọn được 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ để chiếu trong các Chương trình phim của LHP. Những bộ phim đa sắc màu phong cách thể hiện độc đáo, sáng tạo, hứa hẹn tạo nên một kỳ LHP sôi nổi, sống động, giàu bản sắc.

Trong 117 phim dài và phim ngắn tham dự LHP có 65 phim nước ngoài và 52 phim Việt Nam. Trong đó có 10 phim dài dự thi (09 phim dài dự thi nước ngoài đến từ các nước: Thụy Sĩ, Liên bang Nga, Bỉ, Thụy Điển, Đức, Estonia, Hàn Quốc, Iran, Ấn Độ, Pháp và 01 phim truyện dài Dự thi của Việt Nam là phim Ngày xưa có một chuyện tình, một phim mới của đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh, năm sản xuất 2024; Đơn vị sản xuất: Công ty CP sản xuất phim Hoan Khuê).

19 phim ngắn dự thi, trong đó 11 phim nước ngoài đến từ các nước: Colombia, Trung Quốc, Iran, Serbia, Campuchia, Hoa Kỳ, Mexico, Hàn Quốc, Nhật Bản, Iran và Hy Lạp và 08 phim Việt Nam bao gồm các thể loại tài liệu, hoạt hình, phim truyện;

Có 07 phim trong Chương trình Tiêu điểm Điện ảnh Đức. Chương trình toàn cảnh điện ảnh thế giới (Panorama) có 38 phim trong đó có 23 phim dài, 15 phim ngắn. Chương trình phim Việt Nam đương đại có 34 phim trong đó có 22 phim truyện, 06 phim tài liệu, 06 phim hoạt hình.

Chương trình phim Việt Nam chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) có 9 phim trong đó có 04 phim truyện, 01 phim tài liệu, 04 phim hoạt hình.

HANIFF VII sẽ chính thức được Khai mạc tại Nhà hát Hồ Gươm vào lúc 20 giờ ngày 7/11, được truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội và Livestream trên các nền tảng mạng xã hội Facebook và Tiktok để phục vụ đông đảo công chúng mến mộ, yêu điện ảnh.

Lễ Bế mạc và Trao giải thưởng diễn ra lúc 20h00, ngày 11/11 tại Nhà hát Hồ Gươm; Truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam (VTV2).

Trong khuôn khổ LHP, sẽ diễn ra triển lãm: "Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh". Triển lãm giới thiệu khoảng 200 hình ảnh trong phim của những nhà làm phim trong nước và quốc tế ghi lại những hình ảnh về các di sản của Việt Nam đã được UNESCO công nhận. Triển lãm được khai mạc lúc 11h00 ngày 07/11/2024 tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia.

Có 02 Hội thảo về những vấn đề của Điện ảnh Đức và việc sản xuất phim về đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học của Điện ảnh Việt Nam, gồm: Hội thảo 1: Chủ đề "Tiêu điểm Điện ảnh Đức" diễn ra ngày 08/11 nhằm trao đổi những bài học kinh nghiệm về sản xuất phim của Điện ảnh Đức; Cách khai thác đề tài mang tính con người, xã hội và nhân văn; Phân tích cách kể chuyện đa chiều sáng tạo, xu hướng làm phim của Điện ảnh Đức hiện nay.

Hội thảo 2 với chủ đề "Phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học" diễn ra ngày 09/11 đặt ra những vấn đề khi chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh, đổi mới tư duy của các nhà làm phim khi khai thác đề tài lịch sử; Hội thảo đưa ra một số giải pháp nâng tầm và phát triển các dòng phim, kinh nghiệm của quốc tế.

Xuất bản "Tuyển tập truyện ngắn Trang Thế Hy"

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, Nhà xuất bản Trẻ vừa ấn hành Tuyển tập truyện ngắn Trang Thế Hy, với nhiều truyện ngắn đã in trên Báo Nhân Loại, ký bút danh Văn Phụng Mỹ được công bố lần đầu.

Cuốn sách gồm 14 truyện ngắn, như Anh Thơm râu rồng, Áo lụa giồng, Bức tranh không bán, Con cá không biệt tăm. Trong đó, có một số truyện sưu tầm trên tuần báo Nhân loại, được ông viết với bút danh Văn Phụng Mỹ.

Ban tin VN
Cuốn sách gồm 14 truyện ngắn

Nhà văn Trang Thế Hy (1924-2015) tên thật là Võ Trọng Cảnh, sinh tại Hữu Định, Châu Thành (tỉnh Bến Tre). Ông có nhiều bút danh như Phạm Võ, Văn Phụng Mỹ, Vũ Ái Văn, Song Diệp, Minh Phẩm. Tác giả từng là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn TP HCM hai nhiệm kỳ, chủ tịch danh dự Hội văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre.

Ông được văn giới mệnh danh là "Người hiền đất Nam Bộ", bởi mỗi truyện ngắn của ông là một tuyên ngôn về cuộc sống mà độc giả tìm thấy tấm chân tình gần gũi, tha thiết mà ông dành cho cuộc đời. Gần 50 năm cầm bút, Trang Thế Hy viết không nhiều, chỉ khoảng trên dưới 50 truyện ngắn. Những truyện ngắn gắn liền với tên tuổi của ông là Nắng đẹp miền quê ngoại (1964), Mưa ấm (1981), Người yêu và mùa thu (1981), Vết thương thứ 13 (1989), Tiếng khóc và tiếng hát (1993).

Về giải thưởng, tác giả từng được trao tặng Giải thưởng Văn học Nguyễn Đình Chiểu của Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam (1960-1965) với truyện ngắn Anh Thơm râu rồng, tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994 với tập truyện Tiếng khóc và tiếng hát, tặng thưởng loại A của Ủy ban Toàn quốc liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam cho tập truyện ngắn Nợ nước mắt (2001). Ngoài viết văn, ông sáng tác gần 20 bài thơ, trong đó có 13 bài in thành tập.

Có thể ghi nhận "Tuyển tập truyện ngắn Trang Thế Hy" là một tư liệu quý cung cấp cho người đọc nhứng tư liệu quý về cuộc đời và tài năng văn chương của Trang Thế Hy.

Múa đương đại của nghệ sĩ Nhật Bản

Bộ VHTTDL vừa có Quyết định số 3252/QĐ-BVHTTDL về việc cho phép Nhà hát Tuổi trẻ phối hợp với Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam đón đoàn nghệ sĩ Nhật Bản sang Việt Nam và tổ chức chương trình biểu diễn múa đương đại của Nhật Bản.

Ghi nhận từ Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, buổi biểu diễn múa đương đại Nhật Bản mang tên Hòa âm âm thanh, ánh sáng, hình ảnh và cơ thể của nghệ sĩ Hiroaki Umeda sẽ được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam.

Theo đó, người hâm mộ nghệ thuật múa có thể được chiêm ngưỡng những tác phẩm của vũ công, biên đạo múa Nhật Bản nổi tiếng Hiroaki qua: While going to a condition (Biến chuyển trạng thái) và Intensional Particle (Sâu trong hạt phân tử).

Ban tin VN
Chương trình sẽ diễn ra tại Nhà hát Tuổi trẻ Hà Nội

Hiroaki Umeda là biên đạo múa và nghệ sĩ đa ngành. Anh coi múa không chỉ là các yếu tố hình thể, mà còn cả các thành phần quang học, âm thanh, giác quan và trên hết là không gian - thời gian như một phần của biên đạo.

Dựa trên mối quan tâm sâu sắc đến việc biên đạo thời gian và không gian, Umeda đã phát huy tài năng của mình không chỉ với tư cách là một biên đạo múa và vũ công, mà còn là một nhà soạn nhạc, nhà thiết kế ánh sáng, nhà phối cảnh và nghệ sĩ thị giác.

Chương trình sẽ diễn ra vào 19h30 ngày 16 - 17.11, tại Nhà hát Tuổi trẻ, 11 Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Được biết, tại Nhật Bản, những lễ hội, trình diễn múa và kịch được tổ chức ở rất nhiều nơi. Phong cách và nội dung của các vở diễn rất đa dạng, trong đó từng nghệ sỹ cố gắng tìm kiếm cho mình một phong cách riêng. Cho đến nay, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản đã tổ chức rất nhiều buổi diễn sân khấu cho các loại hình nghệ thuật khác nhau như kịch câm, múa đương đại, nhảy đường phố.

Tranh "Untitled (Yellow and Blue)" của họa sĩ Mark Rothko làm nên kỳ tích

Tranh Untitled (Yellow and Blue) vẽ hai vệt màu vàng, xanh của họa sĩ người Mỹ Mark Rothko sẽ xuất hiện trong phiên đấu giá ngày 11/11 của Sotheby's Hong Kong. Tác phẩm gây choáng với mức giá ước tính 225-275 triệu HKD (khoảng 732-895 tỷ đồng). Hãng đấu giá khẳng định đây là kiệt tác không thể chối cãi của lịch sử nghệ thuật thế kỷ 20.

Tác phẩm "Untitled (Yellow and Blue) được Mark Rothko vẽ năm 1954, khi ở đỉnh cao sự nghiệp. Bức tranh được mua lần đầu bởi nhà từ thiện người Mỹ vào khoảng năm 1970, sau khi họa sĩ Mark Rothko qua đời. Sau đó, bức tranh liên tục qua tay giới siêu giàu tại Pháp, Nga.

Ban tin VN
Tác phẩm gây choáng với mức giá ước tính 225-275 triệu HKD

Mark Rothko sinh năm 1903, nổi tiếng với những bức tranh chỉ dùng những mảng màu sắc đơn giản để diễn đạt cảm xúc. Các tác phẩm của Mark Rothko rất ít đường nét, dễ nhận diện. Những bức tranh kinh điển của ông có kích thước lớn, màu sắc rực rỡ và các lớp màu rộng, mỏng.

Các tác phẩm của họa sĩ Mark Rothko thường tạo tranh luận. Một số ý kiến cho rằng tranh của ông quá đơn điệu so với mức giá "trên trời". Tuy nhiên, theo Arthive, những vệt màu của Rothko được tạo nên bởi nhiều kỹ thuật bí mật.

Trở về. Truyện ngắn dự thi Nguyễn Minh Chung

Trở về. Truyện ngắn dự thi Nguyễn Minh Chung

Baovannghe.vn- Về nhà. Với hầu hết mọi người chỉ là một việc đơn giản hoặc thậm chí nhàm chán. Nhưng với Kha, anh ta đã nghĩ đến nó tới mức gần như phát điên suốt một tuần vừa rồi. Kha đang thụ án hai mươi năm tù. Nhà, với anh ta là điều gì đó mơ hồ xa xôi lắm, hoặc có lẽ cũng chẳng còn là gì cả.
Sẽ bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT

Sẽ bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT

Baovannghe.vn - Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến có nội dung bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT
Đọc truyện: Mệnh phụ phu nhân. Truyện ngắn dự thi của Nguyễn Thanh Bình

Đọc truyện: Mệnh phụ phu nhân. Truyện ngắn dự thi của Nguyễn Thanh Bình

Baovannghe.vn- Giọng đọc: Hà Phương; Đồ họa: Đinh Thùy Dương
Nước Anh và gia tộc của tôi. Truyện ngắn của Diêm Liên Khoa

Nước Anh và gia tộc của tôi. Truyện ngắn của Diêm Liên Khoa

Baovannghe.vn - Trước khi quyết định sang Anh, tôi nhất quyết trước tiên phải về thị trấn nhỏ ven biển ấy, về nhà thăm ông nội đã ở cái tuổi xưa nay hiếm của tôi. Cha tôi công tác ở thành phố, mẹ tôi cả đời đều ở cái thị trấn cổ kính nơi quê nhà ấy vừa để giữ đất đai, cũng là để trông nom ông nội.
Vợ tôi người Huế - Tạp bút của Nguyễn Thế Tường

Vợ tôi người Huế - Tạp bút của Nguyễn Thế Tường

Baovannghe.vn - Năm 1985, chẵn mười năm sau giải phóng Miền Nam, người con gái cổ thành Huế có tên là K.A được khoác thêm một đại từ sở hữu: Vợ tôi.