Văn hóa nghệ thuật

Bản tin Văn nghệ ngày 22/11/2024

Việt Thắng (tổng hợp)
Sách
14:00 | 22/11/2024
Baovannghe.vn - Bộ VHTT&DL tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.
aa

Triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Tại TP. Đà Nẵng, Bộ VHTT&DL tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Hội nghị nhằm quán triệt tinh thần, nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 30; tập trung tổ chức triển khai các nội dung được giao tại Chỉ thị 30 một cách đồng bộ, thiết thực, hiệu quả; xác định rõ các hoạt động, nhiệm vụ cấp bách cần triển khai ngay và các nhiệm vụ dài hạn; đề xuất nhiệm vụ, giải pháp đối với các ngành có tiềm năng lợi thế cạnh tranh, phát triển trọng tâm trọng điểm các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phát biểu tại hội nghị, ông Hồ An Phong, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL cho biết, "Chỉ thị 30 là một bước để nâng cao nhận thức của xã hội về công nghiệp văn hóa; khuyến khích doanh nghiệp và xã hội làm công nghiệp văn hóa; thay đổi cách làm của ngành văn hóa, thể thao, du lịch chuyển từ làm văn hóa sang quản lý nhà nước về văn hóa.

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hồ An Phong phát biểu - Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hồ An Phong phát biểu - Ảnh: VGP

Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho rằng, từ năm 2015 trở lại đây, Thành phố đã luôn nỗ lực triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ trong việc đặt văn hoá ngang hàng với kinh tế, chính trị và xã hội. Trong đó, sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa được xác định là một mũi nhọn thúc đẩy sự phát triển nhanh, bền vững của văn hoá.

Cũng tại Hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm đối với các nhóm vấn đề thực tiễn triển khai phát triển các ngành công nghiệp văn hóa từ góc độ các nhà quản lý, chuyên gia, tổ chức, doanh nghiệp. Hội nghị còn thảo luận đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế phát triển công nghiệp văn hóa trong thời gian qua; nhận diện thời cơ, thách thức của công nghiệp văn hóa Việt Nam trong thời gian tới.

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024

Tại Hà Nội, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn (Bộ Ngoại giao) phối hợp các đơn vị liên quan và nhà tài trợ đã tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan ẩm thực quốc tế 2024, dự kiến diễn ra ngày 7 và 8/12 tại Khu Ngoại giao đoàn (298 Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội).

Liên hoan ẩm thực quốc tế được tổ chức thường niên từ năm 2014 nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa thông qua ẩm thực và đã trở thành một sự kiện tầm cỡ quốc tế, nhận được sự hưởng ứng, tham gia ngày một đông đảo của các Đại sứ quán, Trung tâm Văn hóa nước ngoài, các Sở Ngoại vụ đại diện các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp và các đơn vị trong Bộ Ngoại giao.

Một số món ăn, gia vị Việt Nam được các đầu bếp trình diễn, trưng bày và phục vụ khách mời thưởng thức. Ảnh: Báo Nhân dân
Một số món ăn, gia vị Việt Nam được các đầu bếp trình diễn, trưng bày và phục vụ khách mời thưởng thức. Ảnh: Báo Nhân dân

Phát biểu tại buổi gặp gỡ báo chí, ông Hoàng Thái Hà, Chủ tịch Công đoàn Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn, Phó Trưởng Ban tổ chức Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 cho biết, Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 có chủ đề “Ẩm thực kết nối” (Gastronomy of Unity) sẽ không chỉ tôn vinh sự phong phú, đa dạng của ẩm thực toàn cầu mà còn nhấn mạnh ẩm thực sẽ như là một "ngôn ngữ chung" – nơi con người từ những nền văn hóa khác biệt tìm thấy sự đồng điệu.

Đây là dịp giới thiệu, quảng bá những tinh hoa văn hóa ẩm thực của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng, khẳng định sức mạnh kết nối của ẩm thực đồng thời thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế. Tại đây, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực ẩm thực, du lịch, dịch vụ... có cơ hội quảng bá thương hiệu, các sản phẩm, các hoạt động kinh doanh và các dịch vụ tới bạn bè quốc tế cũng như khách tham gia chương trình.

Các gian hàng của Việt Nam sẽ giới thiệu và quảng bá nhiều món ăn từ hương vị truyền thống cho đến những sáng tạo ẩm thực hiện đại, trong đó không thể thiếu món phở Việt Nam, các món nem, cuốn, xôi, bánh... đặc sản vùng miền khắp cả nước như Hà Nội, Nam Định, Thái Nguyên, Bình Định...

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với nhiều món ăn đặc sắc tới từ 60 quốc gia, hứa hẹn là một điểm đến dẫn trong mùa lễ hội cuối năm, thu hút người dân và du khách tham quan, tìm hiểu, thưởng thức hương vị ẩm thực gắn liền với sắc màu văn hóa các quốc gia, vùng miền.

Liên hoan năm nay sẽ mở rộng quy mô và kéo dài 2 ngày, đó cũng là một sự khác biệt so với những lần trước. Ban tổ chức dự kiến chuỗi hoạt động sẽ thu hút khoảng từ 30-50 nghìn lượt khách tham quan, trải nghiệm.

Tổ chức nhiều hoạt động tại Khu phố cổ Hà Nội

Nhân chào mừng kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đa dạng.

Các hoạt động gồm trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản. Trong đó có một số hoạt động tiêu biểu trong chuỗi chương trình như: Trưng bày chủ đề Đồng ta giới thiệu về lịch sử, văn hóa Đông Sơn, nghề đúc và chế tác đồng của người Việt từ cổ đại đến ngày nay; trưng bày không gian gia đình người Hà Nội xưa làm nghề thuốc đông y, chủ đề Chuyện phố hàng; giới thiệu thành tựu 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận bằng di tích lịch sử quốc gia.

Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia (ảnh minh hoạ). Nguồn: Internet
Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia (ảnh minh hoạ). Nguồn: Internet

Nhóm các hoạt động biểu diễn nổi bật gồm có: Hòa nhạc di sản cổ truyền - đương đại; biểu diễn nghệ thuật “Chuyện của Đó”; chương trình tour thực cảnh “Chuyện phố hàng”, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động trải nghiệm, giới thiệu làng nghề - phố nghề: Gốm Bát Tràng, đậu bạc Định Công, thêu Mỹ Đức, nón làng Chuông, lụa Phùng Xá, cốm phố cổ…

Ngoài ra, còn có một số cuộc tọa đàm như: Trống Đồng người Việt từ Đông Sơn - Thanh Hóa đến Đông Sơn văn hóa; Nét đặc sắc của mỹ thuật truyền thống và ứng dụng, tái tạo các giá trị văn hóa trong kiến trúc đương đại...

Chuỗi hoạt động nhằm giới thiệu đến công chúng một số giá trị di sản văn hoá, từ đó kêu gọi cộng đồng cùng chung tay với chính quyền trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản, gắn với định hướng phát triển công nghiệp văn hoá.

Các hoạt động diễn ra từ nay đến đầu tháng 12/2024, trong đó, những hoạt động chính sẽ diễn ra vào dịp cuối tuần tới (ngày 23 và 24/11), tại nhiều không gian khác nhau trong khu phố cổ.

Quà tặng của chiến tranh - Truyện ngắn của Hoài Hương

Quà tặng của chiến tranh - Truyện ngắn của Hoài Hương

Baovannghe.vn - Chiến dịch thần tốc như một cơn lốc không ngày không đêm, đơn vị vừa đánh vừa hành quân gần như xuyên dọc theo Quốc lộ 13 hướng về Sài Gòn mỗi ngày một gần thêm.
Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Baovannghe.vn - Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc ngày 22/11 với phiên thảo luận tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Baovannghe.vn - Mây đen tan. Nắng nhẹ. Hương sen còn sót hòa cùng hương bùn đánh dạt mùi khói xe, đưa nụ cười của hai người đàn ông lấp đầy mi mắt đang nhìn về phía mặt trời.
Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Baovannghe.vn - Bài thơ Thề non nước không chỉ là lời tự tình đằm thắm của một tâm hồn thủy chung, tin cậy mà còn cất giấu trong mình một bức tranh thiên nhiên tráng lệ và quyến rũ mê hồn vì một vẻ đẹp như sinh ra bởi con người và cũng chỉ dành để cho con người.
Nhà văn Nguyễn Chí Trung

Nhà văn Nguyễn Chí Trung

Baovannghe.vn - Nhà văn Nguyễn Chí Trung trưởng thành từ thiếu sinh quân. Đi lính từ bé và làm cán bộ đại đội từ trẻ - ngày nền nông nghiệp của ta xứng danh với cái tên “nghèo nàn và lạc hậu” thì ông hòa nhập vào lớp thanh niên “vượt lên hàng đầu, vượt là vượt như tên bay”...