Văn hóa nghệ thuật

Bản tin Văn nghệ ngày 21/11/2024

Việt Thắng (tổng hợp)
Âm nhạc
11:05 | 21/11/2024
Baovannghe.vn - Tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân (TP Ninh Bình), Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 đã tổ chức lễ bế mạc cùng với 56 giải thưởng được trao cho các nghệ sĩ tham dự.
aa

Liên hoan Âm nhạc toàn quốc 2024 trao 56 giải thưởng cho các nghệ sĩ tham dự

Tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân (TP Ninh Bình), Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 đã tổ chức lễ bế mạc cùng với 56 giải thưởng được trao cho các nghệ sĩ tham dự.

Sự kiện do Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp cùng Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức, thu hút sự tham gia của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Sau 4 ngày tranh tài sôi động, Ban tổ chức đã vinh danh các cá nhân và tập thể xuất sắc với 9 huy chương vàng, 9 huy chương bạc cho các tiết mục ở hạng mục giọng ca Việt và độc tấu nhạc cụ.

Ngoài ra, 17 giải A, 39 giải B và 10 bằng khen được trao cho những tác phẩm và nghệ sĩ để lại dấu ấn đặc biệt.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan - Ảnh: TTXVN
Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan - Ảnh: TTXVN

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật, đánh giá cao những thay đổi trong cách tổ chức năm nay. Không chỉ giới hạn ở các sáng tác của hội viên, Liên hoan đã mở rộng phạm vi để tôn vinh cả những nghệ sĩ biểu diễn – từ phối khí, dàn dựng đến trình diễn.

Ông Nguyễn Quốc Vĩnh cũng nhấn mạnh, biểu diễn không chỉ là giai đoạn cuối cùng của một tác phẩm âm nhạc mà còn là yếu tố quyết định thành công. Khi được đầu tư bài bản, các màn trình diễn có thể biến một sáng tác thành kiệt tác.

Liên hoan Âm nhạc toàn quốc không chỉ là sân chơi để các nhạc sĩ, nghệ sĩ thể hiện tài năng mà còn là dịp giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và giới thiệu những tác phẩm âm nhạc mới mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền.

Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ cho sức sống của âm nhạc Việt Nam trong thời kỳ mới, đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của công chúng và đóng góp tích cực vào việc phát triển nghệ thuật nước nhà.

Sắc màu di sản văn hoá biển Hải Phòng - Quảng Ninh

Bảo tàng Hải Phòng phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh vừa phối hợp tổ chức triển lãm Sắc màu di sản văn hoá biển Hải Phòng - Quảng Ninh với 200 hình ảnh, hiện vật và tài liệu tái hiện sống động những gam màu rực rỡ của di sản văn hoá biển Hải Phòng và Quảng Ninh nhằm giới thiệu, quảng bá những đặc trưng văn hoá của hai địa phương đến đông đảo người dân, du khách trong và ngoài nước.

Triển lãm là sự kiện Kỷ niệm 79 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam, đồng thời nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của văn hóa biển trong đời sống văn hóa và tinh thần của nhân dân vùng ven biển, cũng như kết quả của sự hợp tác, phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa Hải Phòng - Quảng Ninh trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực di sản văn hoá.

Triển lãm thu hút sự đông đảo đại biểu, người dân và du khách tham quan tìm hiểu. Ảnh nguồn: BTC
Triển lãm thu hút sự đông đảo đại biểu, người dân và du khách tham quan tìm hiểu. Ảnh nguồn: BTC

Với 200 hiện vật được trưng bày, hình ảnh gồm ba phần:

Phần 1: Trầm tích thời gian giúp tái hiện dấu ấn văn hóa biển qua các Di chỉ khảo cổ như Cái BèoHạ Long - nơi cư dân từ hàng nghìn năm trước đã sáng tạo nên các công cụ và kỹ nghệ khai thác biển.

Phần 2: Sắc màu di sản giới thiệu các lễ hội truyền thống như: Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn, Lễ hội Đình Trà Cổ cùng các hình thức nghệ thuật biểu diễn dân gian độc đáo như hát Đúm

Phần 3: Với chủ đề Kết nối di sản khẳng định vai trò liên kết giữa Hải Phòng và Quảng Ninh trong phát triển văn hóa, kinh tế và bảo vệ môi trường biển.

Triển lãm không chỉ là dịp để nhân dân thành phố và du khách tìm hiểu và tự hào về di sản văn hóa mà còn là trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị đó. Hiện, hai địa phương đang tích cực phối hợp thể hiện trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà, từ đó có thêm động lực để đưa di sản văn hóa thành nguồn lực phát triển bền vững.

Triển lãm diễn ra đến ngày 20/12.

Tái hiện hình ảnh làng chài qua Không gian sắp đặt “Ký ức”

Nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa - lễ hội hai bên bờ sông Hàn, năm 2024, chương trình Nghệ thuật sắp đặt chủ đề Ký ức do Trung tâm Văn hóa điện ảnh TP Đà Nẵng tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 29/11 – 1/12/2024.

Với chủ đề Ký ức, không gian nghệ thuật sắp đặt lấy cảm hứng từ những làng chài lâu đời tại Đà Nẵng như làng chài Nam Ô, làng chài Mân Thái, Sơn Trà và những tác phẩm tái hiện hình ảnh sông nước, cuộc sống mưu sinh của ngư dân trên sóng nước.

Bản tin Văn nghệ ngày 21/11/2024
Giới trẻ chụp hình tại không gian nghệ thuật sắp đặt "Ô cửa thời gian". Ảnh: BTC

Chất liệu nghệ thuật được lấy từ vật dụng quen thuộc của người dân làng chài như thuyền, ghe, thúng, lưới, kết hợp với ánh sáng đèn bão kích thước nhỏ tạo sự sinh động cho không gian sắp đặt, ẩn chứa tầng lớp văn hóa thú vị của người miền Trung, Đà Nẵng.

Trước đó đã có nhiều chương trình nghệ thuật sắp đặt diễn ra thành công như Nắng tháng 3, Bức tranh quê, Save our sea, Đôi quan gánh của Mẹ, Ô cửa thời gian.

Cờ bay trong nỗi nhớ.  Truyện ngắn của Khuất Quang Thụy

Cờ bay trong nỗi nhớ. Truyện ngắn của Khuất Quang Thụy

Baovannghe.vn - Có nằm mơ tôi cũng không mơ được câu chuyện lạ lùng này: Tôi bỗng trở thành thông gia với một người mà tôi đã từng có đôi chút thành kiến.
Lựa chọn khả dĩ. Truyện ngắn của Đào Văn Hợp

Lựa chọn khả dĩ. Truyện ngắn của Đào Văn Hợp

Baovannghe.vn - Y hài lòng với phương châm sống và cuộc sống hiện tại. Mẹ y thấy thế thì lo lắm. Kinh nghiệm dạy mẹ như vậy
Lúc ấy - Thơ Nguyễn Đăng Khương

Lúc ấy - Thơ Nguyễn Đăng Khương

Baovannghe.vn- Chấm vệ tinh xâm thực mây/ bầu trời dõi theo mắt người
Đọc truyện: Giao lộ nhân sinh. Truyện ngắn của Nguyễn Minh Chung

Đọc truyện: Giao lộ nhân sinh. Truyện ngắn của Nguyễn Minh Chung

Baovannghe.vn- Giọng đọc: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Tiếng chim cu gáy - Thơ Hoàng Anh Tuấn

Tiếng chim cu gáy - Thơ Hoàng Anh Tuấn

Baovannghe.vn- Tôi qua muôn dặm nắng mưa/ Thương con cu gáy nhặt thưa gọi bầy