Hòa chung không khí kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng thành phố, tại Công viên APEC, Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật thành phố Đà Nẵng tổ chức triển lãm Đà Nẵng 50 năm - Khát vọng vươn mình. Triển lãm giới thiệu hơn 300 tác phẩm là những lát cắt sống động, là một câu chuyện, một cảm xúc và một phần hơi thở cuộc sống của thành phố.
50 năm qua, Đà Nẵng từ một thành phố chịu nhiều đau thương, mất mát trong chiến tranh trở thành một đô thị hiện đại, năng động và giàu bản sắc.
Sự phát triển của Đà Nẵng thể hiện qua những công trình kiến trúc đồ sộ, những con đường rộng lớn hay những khu đô thị sầm uất, những cây cầu độc đáo bắc qua sông Hàn.
Triển lãm không chỉ là nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật mà còn là dịp để chúng ta cùng nhìn lại hành trình 50 năm của Đà Nẵng, từ quá khứ đau thương đến hiện tại đầy khởi sắc.
![]() |
Chương trình ca nhạc đặc sắc do Nhà hát Trưng Vương Đà Nẵng dàn dựng và trình diễn sẽ là điểm nhấn của lễ kỷ niệm chính thức. Ảnh: BTC |
Đặc biệt, hình ảnh biểu tượng Ngũ Hành Sơn, những cây cầu vươn mình qua sông và phần sân khấu vươn ra mô phỏng Hoàng Sa – Trường Sa là những điểm nhấn thể hiện bản sắc văn hóa và niềm tự hào của thành phố biển Đà Nẵng.
Chương trình được thực hiện vào hai ngày cuối tuần 29 – 30/3 tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô- Sơn Tây- Hà Nội).
![]() |
Chương trình sẽ giới thiệu vẻ đẹp của người phụ nữ Tây Nguyên qua trang phục “Em là hoa Pơ lang”. Ảnh BTC |
Đây là chương trình dân ca, dân vũ đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên như Ba Na, Gia Rai, Ê Đê, Xơ Đăng... nhằm tái hiện một Tây Nguyên bình dị qua cảnh vật, qua lòng người và qua cuộc sống chân thực của mỗi đồng bào nơi đây. Đặc biệt, trong chương trình sẽ giới thiệu vẻ đẹp của người phụ nữ Tây Nguyên qua trang phục “Em là hoa Pơ lang”.
Ngoài ra, “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” còn giới thiệu tri thức dân gian, ẩm thực, trình diễn nghề thủ công truyền thống, giới thiệu sản phẩm thổ cẩm, sản vật địa phương, nhạc cụ dân tộc, trò chơi dân gian nhảy sạp, đi cà kheo, ném còn, đánh đu, đánh yến, tó má lẹ… Những hoạt động Văn hóa, văn nghệ nói trên được thực hiện giữa sắc hoa cà phê trắng muốt, và những cây Pơ lang vươn mình trong nắng, tạo không khí ấm ấp đầy hào hứng.
BTC kỳ vọng chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” tiếp tục tôn vinh nét đẹp truyền thống trong văn hóa của đồng bào Tây Nguyên cũng như vẻ đẹp của người phụ nữ Tây Nguyên đến đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Ngày 26/3, sự kiện Hà Nội Art Fair: Hội làng nghệ “Đa sắc” đã chính thức khai mạc tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử. Sự kiện mang đến một không gian nghệ thuật độc đáo, nơi nghệ thuật không chỉ được trưng bày mà còn trở thành nhịp cầu kết nối giữa nghệ sĩ và công chúng.
Hà Nội Art Fair: Hội làng nghệ “Đa sắc” mở ra một không gian nghệ thuật gần gũi ngay tại khu vực sân Thái Học, nơi 12 quầy trải nghiệm của các họa sĩ và studio nghệ thuật được bố trí như những “ngôi nhà” mở, chào đón công chúng bước vào thế giới sáng tạo.
Triển lãm giới thiệu hơn 300 tác phẩm với nhiều chất liệu đa dạng như sơn dầu, màu nước, lụa, acrylic, đồ họa... Mỗi nghệ sĩ mang đến một thế giới riêng, một câu chuyện riêng được kể bằng ngôn ngữ của màu sắc và chất liệu.
![]() |
Du khách nước ngoài thích thú trải nghiệm hoạt động in tranh trên giấy dó. Ảnh: Báo Nhân Dân điện tử |
Từ những bức tranh sơn dầu đầy cảm xúc, đến những tác phẩm màu nước nhẹ nhàng, hay những đường nét tinh tế trên nền lụa mềm mại, tất cả đều là những mảnh ghép tạo nên bức tranh Hội làng nghệ “Đa sắc”. Sự phong phú không chỉ nằm ở chất liệu, mà còn ở cách mỗi nghệ sĩ thể hiện chạm đến từng cung bậc cảm xúc, từ ấn tượng, đến hiện thực sống động.
Khác với những triển lãm truyền thống, Đa sắc là một không gian mở, nơi mọi người có thể tự do trò chuyện, lắng nghe và chia sẻ tại từng “gian hàng” của các nghệ sĩ. Những câu chuyện đằng sau mỗi tác phẩm, những nỗi niềm trong quá trình sáng tạo, tất cả đều được kể một cách chân thành, khiến nghệ thuật không còn là thứ gì đó xa xôi, mà trở thành một phần của cuộc sống thường nhật.
Hà Nội Art Fair: Hội làng nghệ “Đa sắc” không chỉ dừng lại ở việc trưng bày. Sự kiện còn có các hoạt động như workshop vẽ tranh, những buổi ký họa chân dung, vẽ trên giấy dó, in nổi trên nhựa... hay những buổi trò chuyện về nghệ thuật, tạo cơ hội cho công chúng không chỉ quan sát mà còn được tham gia vào quá trình sáng tạo nghệ thuật.
Sự kiện kéo dài từ nay đến hết ngày 31/3 tại di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội. Đây là cơ hội để công chúng thưởng thức, cảm nhận và kết nối với nghệ thuật trong không gian văn hóa lịch sử độc đáo của Thủ đô.