Cụ thể, tại hội nghị, trong nội dung phát biểu chỉ đạo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đã chỉ ra trong tuyển sinh đầu cấp và thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có 3 đặc điểm lớn:
Thứ nhất, năm 2025 là năm đầu tiên công tác tuyển sinh đầu cấp và thi tốt nghiệp THPT đều thực hiện theo Chương trình Giáo dục phổ 2018.
Thứ hai, đây cũng là năm đầu ngành giáo dục thực hiện Thông tư 29 về quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm.
Thứ ba: thời gia tổ chức thi diễn ra trong bối cảnh tinh gọn bộ máy, sắp xếp các đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền cũng tạo ra một số tác động đối với ngành giáo dục, khiến một số nhà trường và thầy cô giáo bị ảnh hưởng.
![]() |
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh VNN |
Do đó, Thứ trưởng đề nghị các Sở GD&ĐT, các thầy cô quán triệt bốn nội dung trong mùa thi năm 2025 với 4 nội dung:
Thứ nhất, tuyệt đối không để ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, cũng như công tác thi, công tác tuyển sinh; công tác dạy học, quản lý phải thường xuyên, liên lục không gián đoạn.
Thứ hai, tuyệt đối không buông lỏng công tác bồi dưỡng, phụ đạo đối với ba đối tượng học sinh trong Thông tư 29 quy định. Học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; Học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi; Học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường...
Thứ ba, đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Thi thử tốt nghiệp nhưng đánh giá thật, chấm đúng kết quả để từ đó biết năng lực học sinh ra sao, quy trình tổ chức thi như thế nào, để từ đó rút kinh nghiệm. Trong quỹ thời gian còn lại, có sự chuẩn bị tốt nhất, bảo đảm tổ chức kỳ thi thuận lợi, để các em thi đúng năng lực. Chấm thật, đánh giá thật và yêu cầu học sinh kỳ thi này sẽ phản ánh năng lực các em, nên tất cả cần làm hết mình, để có đánh giá thật, sử dụng kết quả thật phục vụ công tác quản lý và giảng dạy.
Thứ tư, công tác thi tuyển sinh đầu cấp và thi tốt nghiệp THPT cần ra đề phù hợp theo những gì đã công bố, theo chuẩn đầu ra chương trình, phù hợp năng lực học sinh và mục tiêu của Kỳ thi theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 29 và Kết luận 91, của Thủ tướng Chính phủ là giảm áp lực, giảm tốn kém nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, vừa sức với học sinh, với mục tiêu học sinh không phải học thêm tràn lan, giáo viên không dạy thêm tràn lan.
Để thực hiện đồng độ bốn nội dung nói trên, Thứ trưởng cũng đã đặt ra các yêu cầu cho các Sở GD&DDT trong thực hiện nghiêm túc các nội dung trên. Đồng thời nhấn manh, bất cứ Sở nào có yêu cầu hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ thi thử tốt nghiệp có thể đề xuất với Cục Quản lý chất lượng. Đây là đầu mối chỉ đạo, hỗ trợ, có sự chăm lo cho công tác thi đầu cấp, đặc biệt là thi tốt nghiệp THPT của năm học này.
Như vậy, chỉ còn một thời gian ngắn nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT hai trong một sẽ bắt đầu với nhiều nội dung mới, song song với hai chương trình thi: Chương trình Giáo dục phổ 2018, và chương trình giáo dục phổ thông cũ 2006. Đây sẽ là bước thử quan trọng để Bộ GD&ĐT có những hoạch định cho những năm tiếp theo.
Trước đó, Báo cáo về tình hình triển khai thực hiện Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT cho thấy, thời gian qua Bộ đã chỉ đạo, đôn đốc các địa phương hướng dẫn các nhà trường, các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai thực hiện nghiêm túc Thông tư số 29.
Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm thành lập Đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra trực tiếp tại Hà Nội, Quảng Trị, Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Bình, Thành phố Hồ Chí Minh; chủ động, thường xuyên rà soát, nắm bắt thông tin để kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định về dạy thêm, học thêm, bảo đảm phù hợp thực tiễn và đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.
Cũng liên quan đến Thông tư 29, ngày 7/3/2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 948/BGDĐT-GDPT về việc báo cáo tình hình triển khai thực hiện Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT gửi tới 63 tỉnh/thành phố. Tính tới thời điểm hiện tại, có 44 tỉnh/thành phố đã gửi báo cáo gồm: Trà Vinh, Sóc Trăng, Phú Yên, Ninh Thuận, Nam Định, Lào Cai, Lạng Sơn, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Đồng Tháp, Đắk Nông, Điện Biên, Bắc Giang, Cà Mau, Cao Bằng, Bạc Liêu, Bình Định, Lai Châu, Hà Giang, Long An, Ninh Bình, Kiên Giang, Hưng Yên, Vĩnh Long, Phú Thọ, Hậu Giang, Quảng Nam, Đồng Tháp, Bắc Kạn, Quảng Trị, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Cần Thơ, Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế, Bình Phước, Nghệ An, Bến Tre, Tiền Giang, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Bình, Gia Lai, Yên Bái. Hiện còn 19 tỉnh/ thành phố chưa gửi báo cáo gồm: An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đồng Nai, Hà Nam, Hải Dương, Hòa Bình, Kon Tum, Lâm Đồng, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Sơn La, Tây Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc.
Bộ GD-ĐT việc triển khai thực hiện Thông tư số 29 chưa được hiệu quả ở một số địa phương vì những nguyên nhân chính sau: Thứ nhất, việc quản lí DTHT không phải là vấn đề mới, từ năm 2012 Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT về quản lí DTHT, theo đó DTHT được đưa vào danh mục kinh doanh có điều kiện và được cấp phép để hoạt động. Tuy nhiên, có một số nơi đã buông lỏng quản lí, dẫn tới DTHT tràn lan, chưa thực hiện đúng các quy định tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT. Thứ hai, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chưa được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, chưa khai thác và sử dụng hết hiệu suất về cơ sở vật chất và định biên giáo viên được giao cho nhà trường để thực hiện các nội dung dạy học chính khóa, chưa khai thác hết nguồn lực để dạy học theo nhu cầu người học theo quy định. Công văn hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày chưa đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 cần phải thay đổi điều chỉnh. |