Chuyên đề

Bộ GD&ĐT: “Đầu tư vào con người – Kiến tạo đội ngũ cho nền kinh tế tương lai”

Minh Nguyệt
Văn học nhà trường 09:43 | 18/04/2025
Baovannghe.vn - “Đầu tư vào con người – Kiến tạo đội ngũ cho nền kinh tế tương lai” là tên phiên thảo luận do Bộ GD&ĐT tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư.
aa

Theo đó, mục tiêu của phiên thảo luận đã tập trung nhấn mạnh và làm rõ vai trò trung tâm của giáo dục trong quá trình chuyển đổi xanh và thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng không (Net Zero) vào năm 2050. Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới đang bước vào thời kỳ chuyển đổi xanh toàn diện và khẩn trương nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, Việt Nam xác định rõ vai trò then chốt của con người - nguồn nhân lực - trong mọi chiến lược phát triển chính là chìa khóa mở cánh cửa kinh tế xanh trong tương lai.

Bộ GD&ĐT: “Đầu tư vào con người – Kiến tạo đội ngũ cho nền kinh tế tương lai”
Đại biểu tham gia phiên thảo luận. Ảnh HNM

Ghi nhận tại Phiên thảo luận 4, Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư, Việt Nam đã và đang triển khai đồng bộ nhiều chính sách lớn về giáo dục, đào tạo nhằm chuẩn bị cho một nền kinh tế xanh và số. Một trong những nội dung nổi bật là “Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, trong đó lấy tự chủ đại học và chuyển đổi số làm hai đột phá chiến lược.

Ở bậc phổ thông, Việt Nam đang xây dựng một hệ thống giáo dục mở, công bằng, bao trùm, thúc đẩy học tập suốt đời. Theo đó, tỷ lệ hoàn thành tiểu học hiện đạt 99,7%, trung học cơ sở 99% và trung học phổ thông 95% - các chỉ số gần tiệm cận các quốc gia phát triển trong khu vực.

Ở bậc giáo dục nghề nghiệp và đại học, các chương trình đào tạo trong các lĩnh vực then chốt như năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học, xây dựng xanh, nông nghiệp hữu cơ, quản lý chất thải… đang được hiện đại hóa mạnh mẽ.

Để chuẩn bị cho nền kinh tế xanh và số, Việt Nam đã và đang triển khai đồng bộ nhiều chính sách lớn về giáo dục ở bậc đại học, phổ thông, cũng như các chương trình đào tạo nghề trọng điểm, thúc đẩy các mô hình giáo dục xanh.

Mạng lưới các trường sư phạm và đại học đang được quy hoạch lại theo hướng nâng cao chất lượng, hội nhập quốc tế, đào tạo các ngành công nghệ mũi nhọn như trí tuệ nhân tạo, chất bán dẫn, đường sắt cao tốc.

Việt Nam cũng đang triển khai các chương trình đào tạo nghề trọng điểm cấp quốc gia và cấp ASEAN, đồng thời thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phát triển tài liệu, chương trình đào tạo và các mô hình giáo dục xanh.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu, nhà khoa học trong nước và quốc tế đã tập trung thảo luận 3 nội dung chính:

- Nhận diện khoảng cách giữa các ngành nghề, kỹ năng hiện có và các ngành nghề, kỹ năng mới cho quá trình chuyển đổi xanh;

- Những chính sách cụ thể nhằm chuẩn bị nhân lực sẵn sàng cho tương lai xanh;

- Các mô hình hợp tác thành công giữa chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức trong nước, quốc tế để xây dựng đội ngũ nhân lực xanh.

Các ý kiến đã chỉ rõ khoảng cách ngày càng lớn giữa năng lực hiện tại của người lao động và yêu cầu của các ngành nghề mới trong bối cảnh chuyển đổi kép: số hóa và xanh hóa, không chỉ diễn ra ở các quốc gia đang phát triển mà còn là thách thức với cả các nước công nghiệp. Giáo dục, theo đó, không còn là “hệ thống khép kín truyền thống” mà cần trở thành một “hệ sinh thái học tập mở”, linh hoạt, gắn với thị trường lao động và thực tiễn sản xuất. Nhiều mô hình hợp tác ba nhà: Nhà nước - Doanh nghiệp - Cơ sở đào tạo (tripartite model) cũng được nhấn mạnh là hướng đi hiệu quả, nhằm vừa thiết kế chương trình đào tạo sát với yêu cầu thực tiễn, vừa hỗ trợ học sinh, sinh viên tiếp cận thực hành, thực tập và dễ dàng tái đào tạo hoặc nâng cao kỹ năng trong quá trình làm việc.

Thống nhất nhận định rằng, quá trình chuyển đổi xanh của nền kinh tế không chỉ là việc của riêng Chính phủ, mà là của mọi công dân, đại diện các tổ chức quốc tế như UNICEF, UNESCO và các quốc gia cho rằng, việc trang bị cho lực lượng lao động các kỹ năng trong việc xây dựng nền kinh tế xanh là vấn đề cần được quan tâm, trong đó cần coi trọng hơn sự tham gia của phụ nữ và trẻ em gái.

Các bên cũng khẳng định cam kết đồng hành trong chuyển đổi xanh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, trong đó đầu tư cho con người là then chốt để kiến tạo đội ngũ cho nền kinh tế tương lai.

Bộ GD&ĐT cho biết, sau hội thảo sẽ có những báo cáo đanh giá cần thiết để bổ xung vào chiến lược giáo dục của Việt Nam trong giai đoạn tới.

Ra mắt phim mới nhân mùa Vu Lan báo hiếu 2025

Ra mắt phim mới nhân mùa Vu Lan báo hiếu 2025

Baovannghe.vn - Nhân mùa Vu Lan báo hiếu 2025, phim điện ảnh Phá đám: Sinh nhật mẹ - một câu chuyện của Bột Creative Hub vừa chính thức công bố loạt poster, với dàn diễn viên gồm: nghệ sĩ Ái Như, Thành Hội, Bé Sam, Hoàng Phi, NSƯT Hữu Châu, Huy Khánh, Ngọc Sơn.
Lai Châu có thêm 4 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2025

Lai Châu có thêm 4 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2025

Baovannghe.vn - Sáng 14/7, tại xã Khổng Lào, tỉnh Lai Châu đã tổ chức công bố Quyết định và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2025.
Việt Nam gặt hái nhiều thành công tại Liên hoan Nghệ thuật châu Á lần thứ 12

Việt Nam gặt hái nhiều thành công tại Liên hoan Nghệ thuật châu Á lần thứ 12

Baovannghe.vn - Liên hoan Nghệ thuật châu Á lần thứ 12 diễn ra tại Singapore từ ngày 11 đến hết ngày 20/07/2025, với hơn 2.000 thí sinh từ 14 quốc gia khác nhau ở khu vực Châu Á – Thái Bình dương tham dự và tranh tài.
Loài hoa để nhớ, để thương

Loài hoa để nhớ, để thương

Baovannghe.vn - Một ngày đầu hạ, tôi mở vội cửa sổ lớp học để bắt đầu những tiết dạy ôn tập cho học sinh. Bất giác, nhìn thấy mấy đoá hoa bằng lăng tím ngát. Giữa cái nắng oi ả phương Nam, sắc tím của hoa bằng lăng nổi bật giữa những kẽ lá xanh, khẽ khàng rung rinh theo gió.
Bài thơ "Một giọt người" của Văn Thùy

Bài thơ "Một giọt người" của Văn Thùy

Baovannghe.vn - Bên cạnh những bài lục bát tài hoa lúng liếng giễu nhại rất đặc trưng, Văn Thùy cũng có những ngậm ngùi lắng đọng nao lòng. “Một giọt người”, thi phẩm thấm đẫm tình đời, tiêu biểu cho phía lắng đọng ấy.