Sự kiện & Bình luận

Bộ VHTH&DL: Xây dựng đề án để bảo vệ Di sản

Hà Phương
Đời sống
06:00 | 24/01/2025
Baovannghe.vn - Bộ VHTH&DL dự thảo Nghị định quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Danh mục quốc gia và Danh sách của UNESCO
aa

Cụ thể, Dự thảo nêu rõ, việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản phải được lập thành Đề án trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Các loại đề án gồm: a) Đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị một hoặc nhiều di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO;

b) Đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị một hoặc nhiều di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục của quốc gia;

c) Đề án bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền, cần bảo vệ khẩn cấp.

Nội dung cơ bản của đề án gồm:

a) Sự cần thiết xây dựng đề án;

b) Quy định pháp lý trong nước và quốc tế có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản;

c) Mô tả về một hoặc nhiều di sản thuộc phạm vi, đối tượng của đề án; cá nhân, cộng đồng chủ thể di sản; giá trị của di sản;

d) Hiện trạng thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản;

đ) Các vấn đề, yếu tố, nguy cơ tác động tới thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản;

e) Phân tích, đánh giá tác động của đề án đến hiện trạng thực hành di sản văn hóa phi vật thể;

g) Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu, hoạt động triển khai;

h) Lộ trình, thời gian triển khai;

i) Kinh phí triển khai; tên, nội dung các dự án thành phần (nếu có);

k) Trách nhiệm (của cơ quan, tổ chức, cá nhân) tổ chức thực hiện;

l) Đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị.

Đề án được xây dựng 05 năm một lần, tầm nhìn 10 năm.

Đề án được điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện theo lộ trình triển khai hoặc điều chỉnh, bổ sung kịp thời theo hiện trạng của di sản để bảo đảm sự phù hợp, khả thi.

Bộ VHTH&DL: Xây dựng đề án để bảo vệ Di sản
Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. (Nguồn: TITC)

Trách nhiệm xây dựng, thẩm quyền phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Dự thảo quy định rõ trách nhiệm xây dựng, trình tự, hồ sơ và thẩm quyền phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Về trách nhiệm xây dựng đề án: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng đề án trên địa bàn;

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ xây dựng đề án theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thỏa thuận về đề án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đề nghị; có văn bản gửi cơ quan tổ chức có liên quan để lấy ý kiến khoa học hoặc tham vấn ý kiến chuyên gia, cộng đồng chủ thể trong trường hợp cần thiết;

Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định lựa chọn Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì xây dựng đề án trên cơ sở đồng thuận của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên quan trong trường hợp phạm vi đề án từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên quan chịu trách nhiệm phối hợp xây dựng và triển khai đề án.

Về thẩm quyền phê duyệt đề án:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt hoặc đồng phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn sau khi có thoả thuận của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phê duyệt đề án do Bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng sau khi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đề án được triển khai, ý kiến chuyên môn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng liên quan.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm tổ chức sơ kết, đánh giá lại sau 02 năm triển khai đề án xem xét điều chỉnh (nếu cần) để bảo đảm việc triển khai phù hợp với thực tiễn; có Báo cáo kết quả thực hiện gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch muộn nhất 03 tháng sau khi tổng kết đề án.

Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Dự thảo nêu rõ, nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục của quốc gia bao gồm:

a) Hàng năm, Nhà nước bố trí trong dự toán chi ngân sách của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có liên quan căn cứ quy định hiện hành về phân cấp ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

b) Tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

c) Các nguồn tài chính hợp pháp khác.

Cũng theo dự thảo, việc xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án khẩn cấp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Đêm cuối xuân - Thơ Trần Ngọc Khánh

Đêm cuối xuân - Thơ Trần Ngọc Khánh

Baovannghe.vn- Đêm nay ngồi đếm đêm qua…/ Buồn nghe trăm ngả nhạt nhòa trăm phương/ Người xưa xanh tựa vô thường
“Để trở thành hội viên, tôi chỉ cần hoạt động văn chương thuần túy”

“Để trở thành hội viên, tôi chỉ cần hoạt động văn chương thuần túy”

Baovannghe.vn - Trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam chưa bao giờ là điều dễ dàng. Có người làm đơn 20 năm mới được kết nạp vào Hội...
Cổng nhà mẹ - Thơ Trần Ngọc Mỹ

Cổng nhà mẹ - Thơ Trần Ngọc Mỹ

Baovannghe.vn- nay cúc đơm hương gợi Tết/ nay mẹ hương khói nhớ người
Hình tượng rắn trong tâm thức người Việt

Hình tượng rắn trong tâm thức người Việt

Baovannghe.vn - Trong vòng quay mười hai con giáp, rắn là con giáp thứ 6 và có vị trí xứng đáng trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt. Dù là loài vật hoang dã trong tự nhiên, nhưng rắn không tách khỏi đời sống con người, trong sinh hoạt văn hóa dân gian từ ngàn xưa. Bởi chúng có nhiều đặc điểm "tương đồng" với tính cách, hành động của con người.
Bài thơ "Mưa về...!" của Nguyễn Hồng Vinh

Bài thơ "Mưa về...!" của Nguyễn Hồng Vinh

Baovannghe.vn - Con người ta phải vượt qua cái hư không ấy mới có thể chạm vào cõi thiêng… Thì ra nỗi buồn lại là chất men nồng để nhà thơ chưng cất những sự sống mới.