Đề xuất áp dụng đánh thuế đối với xe máy- thủ phạm gây ra ô nhiêm không khí đã được bàn thảo tại toạ đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội, thách thức cho Việt Nam và thế giới” diễn ra trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 (từ ngày 4- 7/12/2024).
Công bằng mà nói, đây không phải lần đầu tiên vấn đề ô nhiễm môi trường và thủ phạm gây ra ô nhiễm được bàn thảo. Nhưng bàn thảo ở cấp quốc tế và do các chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu khoa học thực hiện chưa nhiều, nhất là trong bối cảnh hiện nay, vấn nạn ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu (APAC) đang ngày càng căng thẳng và khó kiểm soát. Tại hội thảo, các nhà khoa học đã công bố các dữ liệu nghiên cứu và chỉ ra những nguồn gây ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn như Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh, chủ yếu là từ sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải. Các hoạt động giao thông đường bộ sản sinh hơn 13,4 triệu tấn CO2eq/năm, riêng xe máy là phương tiện xả khí thải lớn nhất. Xe máy phát thải chủ yếu các chất ô nhiễm như NO2, CO, SO2, NMVOC, CH4, nhất là bụi mịn PM2.5.
Số liệu nghiên cứu khoa học cho thấy, tại Hà Nội, với khoảng 8,5 triệu dân (thống kê năm 2022), hơn 6 triệu xe máy và 690.000 ô tô, cùng khoảng 2.000 nhà máy. Các hoạt động giao thông đường bộ sản phát thải ra các khí như NOx (87%), CO (92%), SO2 (57%), NMVOC (86%), CH4 (96%) và 74% PM2.5. Hoạt động sản xuất công nghiệp phát thải 39% khí S02 tại Hà Nội. Kết quả kiểm kê phát thải dùng mô hình emisen, Hà Nội có tỉ lệ phát thải giao thông lớn nhất. Tại Tp.Hồ Chí Minh có hơn 9 triệu dân, gần 7,4 triệu xe máy và 400.000 ô tô và 2780 cơ sở công nghiệp phát thải. Trong đó giao thông chủ yếu phát thải các chất ô nhiễm như NO2, CO (97,8%), SO2 (37,7%), NMVOC (42,9%), CH4, nhất là bụi mịn PM2.5 (18%). Ngoài ra, vào các thời điểm chuyển mùa, thói quen đốt rơm rạ của người dân ở vùng ngoại thành cũng tạo ra một lượng phát thải lớn có thể lên đến 10% tổng khí thải. |
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13:2023/BGTVT về Chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng đã và đang là sự quan tâm của người dân. Ảnh minh họa. Nguồn Internet |
Thực tế cho thấy, tại các thành phố lớn, phương tiện giao thông cá nhân( xe máy) chiếm đa số với tuổi đời xe khá cao, chủ yếu sản xuất theo công nghệ cũ, lạc hậu. Do đó mức khí thải là vô cùng lớn. Chính vì vậy, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13:2023/BGTVT về Chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng đã được ban hành kèm theo Thông tư 45/2023/TT- BGTVT (có hiệu lực từ ngày 01/7/2024) được kỳ vọng sẽ giảm thiểu được khá tốt lượng khí thải độc hại vào môi trường từ xe máy. Tuy nhiên, làm thế nào để kiểm soát phương tiện tham gia giao thông - xe máy có đủ quy chuẩn cuốc gia hay không lại là bài toán khó. Bởi việc kiểm tra quy chuẩn chỉ có thể làm với xe trước khi xuất xưởng. Còn với xe đã lưu hành, việc quy định thời gian lưu hành với xe và yêu cầu kiểm tra định kỳ ( giống như với ô tô) là không thể. Nói không thể, là bởi với phương tiện tham gia giao thông là ô tô, nguồn lực con người, phương tiên phục vụ công tác đăng kiểm đã gặp rất nhiều khó khăn. Vào những khoảng thời gian cao điểm không ít trung tâm còn rơi vào tình trạng " vỡ trận".
Hiện số lượng ô tô tính trên đầu dân ở nước ta thấp hơn nhiều lần số lượng xe máy tính trên đầu dân, dẫn đến hoạt động kiểm tra định kỳ sẽ không thể thực hiện. Đã có sáng kiến, Nhà nước, tổ chức, nhà sản xuất hỗ trợ một phần, toàn phần người dân đổi xe máy ( xem đảm bảo QCVN 13:2023/BGTVT), nhưng chưa thực hiện được vì nhiều lý do. Trong đó, có việc người lao động nghèo, khó khăn không thể bù vào khoản tiền đổi xe ( nếu chỉ được hỗ trợ 1 phần), hoặc có quá nhiều thủ tục để trở thành đối tượng được đổi xe.v.v... Tuy nhiên, những nỗ lực cho giảm thiểu ô nhiễm không khí cho xe máy cũng không vì thế mà dừng lại. Hội thảo trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 là minh chứng cho sự nỗ lực đó.
Đứng ở góc độ nghiên cứu phân tích về sự hình thành sương mù tại các đô thị: Vai trò hóa học của nước trong các hạt aerosol và muội than, GS. Yafang Cheng, Viện Nghiên cứu Hóa học Max Planck (Đức) đã đưa cảnh báo về hệ quả, tác động của ô nhiễm không khí trên toàn thế giới, khi có tới 9 triệu người trẻ tử vong vào năm 2019, trong khi tổng số người tử vong vì Covid-19 trên toàn cầu chỉ có 7 triệu. GS Yafang Cheng cảnh báo trong những năm tới, tình trạng khí quyển này có thể trầm trọng hơn gấp 3-4 lần, do ảnh hưởng từ các yếu tố như bức xạ nhiệt theo mùa, biến đổi khí hậu, lượng carbon đen trong không khí...
Để giảm thiểu tác động tiêu cực của phương tiện tham gia giao thông cá nhân, trong đó có xe máy, các chuyên gia cho rằng, trong nhiều biện pháp đồng bộ, chính quyền nên triển khai xây dựng đường sắt đô thị và điện hoá các phương tiện giao thông. Đồng thời tăng cường các nguồn lực đầu tư để cải thiện công nghệ; cởi mở sẵn sàng tiếp cận các công nghệ mới có thể tạo ra các nguồn năng lượng sạch và xanh có giá cả phù hợp để mọi người có thể chấp nhận chi trả.Tại Việt Nam GS Hồ Quốc Bằng cho rằng, áp dụng thuế khí thải, thuế ô nhiễm là giải pháp nhiều quốc gia trên thế giới đang làm. Hiện nay ở Việt Nam chưa áp dụng các công cụ này. Do đó, để giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường, Việt Nam cần những biện pháp mạnh hơn, trong đó có việc nghiên cứu đánh thuế ô nhiễm.
Hiện xe điện đang được khuyến cáo sử dụng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên ắc qui xe điện cũng cần được quan tâm để có những hướng đi và lộ trình phù hợp trong chiến lược giảm thiểu ô nhiễm môi trường.