Sự kiện & Bình luận

Đổi mới sáng tạo, chuyên nghiệp trong phát triển công nghiệp văn hóa

Quỳnh Hoa
Chính trị xã hội
12:00 | 21/12/2024
Baovannghe.vn - Bộ VHTT&DL tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
aa

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung trao đổi, góp ý thêm về dự thảo Chiến lược phát triển các ngành CNVH Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đồng thời đề xuất nhiều giải pháp phát triển các ngành CNVH trong giai đoạn tiếp theo.

Đổi mới sáng tạo, chuyên nghiệp trong phát triển công nghiệp văn hóa
Đại biểu tham dự hội thảo

Trước đó, trình bày báo cáo quá trình xây dựng dự thảo chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTT&DL) Trần Hoàng cho biết, dự thảo chiến lược được xây dựng trên quan điểm phát triển CNVH Việt Nam dựa trên chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát huy tối đa nguồn lực văn hoá, con người Việt Nam; tạo sức mạnh nội sinh, trở thành động lực quan trọng góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển bền vững đất nước.

Thực tế cho thấy, phát triển các ngành CNVH là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn xã hội; xác định đầu tư cho các ngành CNVH là đầu tư cho sự phát triển bền vững đất nước. Do đó, phát triển phải có trọng tâm, trọng điểm các ngành CNVH nhằm tập trung nguồn lực từ Nhà nước và xã hội để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng ngành, lĩnh vực; khai thác các giá trị đặc trưng, tiêu biểu của vùng miền, địa phương.

Bên cạnh đó, phát triển các ngành CNVH dựa trên ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, chuyển đổi số, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; phát triển chuyên nghiệp, hiện đại, cạnh tranh, đa dạng hoá, liên kết ngành, đa lĩnh vực; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của các vùng miền, địa phương…

Trước đó, mục tiêu tổng quát của Chương trình là phát triển các ngành CNVH trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần quảng bá văn hoá Việt Nam và khẳng định thương hiệu, vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Phát triển có trọng tâm, trọng điểm một số ngành CNVH để tăng cường tính quảng bá, lan toả các giá trị văn hoá, lịch sử đất nước, con người Việt Nam, thúc đẩy giao lưu, hội nhập quốc tế và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Về định hướng phát triển, dự thảo nêu rõ, các ngành CNVH Việt Nam phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, ứng dụng khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với hội nhập quốc tế, phát huy tối đa lợi thế của các vùng, miền; phát triển hài hoà giữa văn hoá, kinh tế, xã hội. Đồng thời, phát triển CNVH nằm trong tổng thể các chiến lược, quy hoạch quốc gia.

Phát triển các ngành CNVH dựa trên tư duy sắc bén, hành động sắc sảo, lựa chọn tinh hoa, đột phá phát triển, để các sản phẩm CNVH đáp ứng được các yếu tố sáng tạo, bản sắc, độc đáo, chuyên nghiệp, lành mạnh, cạnh tranh bền vững trên nền tảng dân tộc, khoa học, đại chúng.

Đặc biệt, phát triển các ngành CNVH góp phần tăng cường sức mạnh mềm quốc gia, xây dựng và khẳng định thương hiệu đối với các sản phẩm CNVH chất lượng cao mang bản sắc văn hoá Việt Nam.

Để đạt được các mục tiêu đề ra đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, tại Hội thảo, các đại biểu đều khẳng định, toàn ngành Văn hóa cần đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức, phát triển các nền tảng truyền thông số về các ngành CNVH. Truyền thông rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng, đài phát thanh, truyền hình ở Trung ương và địa phương, các nền tảng số, bảng điện tử quảng cáo công cộng.

Ngoài ra, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sáchtheo hướngxây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về CNVH. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương; chính sách thuế, đầu tư công, đối tác công – tư, quản lý sử dụng tài sản công…; cho phép áp dụng mức thuế suất hợp lý, phù hợp, chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng; chính sách sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ…

Trong phát triển nguồn nhân lực, phải xây dựng hạ tầng đồng bộ để thu hút đầu tư, hình thành các trung tâm CNVH tại các vùng kinh tế trọng điểm; triển khai các dự án hỗ trợ hoạt động sáng tạo, hình thành các không gian văn hóa và hỗ trợ khởi nghiệp về CNVH.

Đầu tư hạ tầng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, big data… tạo nền tảng văn hóa số. Hình thành các trung tâm khởi nghiệp, sáng tạo về lĩnh vực điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, phần mềm và các trò chơi giải trí.

Dự thảo gồm 2 điều, 5 quan điểm, 7 mục tiêu chung, 10 mục tiêu cụ thể, 6 định hướng phát triển, 5 lĩnh vực CNVH trọng tâm gắn với các giải pháp phát triển, tổ chức thực hiện trong từng giai đoạn.

Trước đó, ngày 8/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1755/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành CNVH Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Như vậy, nếu tính từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1755/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành CNVH Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đến nay, sau quãng thời gian triển khai thực hiện chiến lược, việc phát triển các ngành CNVH của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực từ nhận thức tới hành động. Đảng, Nhà nước tiếp tục nhìn nhận, đánh giá cao vai trò của các ngành CNVH trong phát triển kinh tế - xã hội; nhận thức của xã hội về CNVH cũng được nâng lên. Về lâu dàu, để Chiến lược phát triển đạt kết quả, quá trình đổi mới sáng tạo, chuyên nghiệp trong phát triển công nghiệp văn hóa được xem là cần thiết và không thể chậm trễ.

Tập trung giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Tập trung giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Baovannghe.vn - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 137/CĐ-TTg ngày 20/12/2024 về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Biên soạn sách giáo khoa xã hội hóa và những “cửa ải” khó “nhằn”

Biên soạn sách giáo khoa xã hội hóa và những “cửa ải” khó “nhằn”

Baovannghe.vn - "Có những năm chúng tôi phải 'nín thở', không nghĩ là có thể cung ứng kịp sách cho năm học mới," PGS.TS Nguyễn Văn Tùng, Phó TBT Nxb Giáo dục Việt Nam chia sẻ
Tâm sự với nhạc sĩ Ngọc Khuê về bài hát "Tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh"

Tâm sự với nhạc sĩ Ngọc Khuê về bài hát "Tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh"

Baovannghe.vn - Đại tá, nhạc sĩ quân đội Ngọc Khuê, ông Làng lúa làng hoa, đã tâm sự với chúng tôi nhiều điều xung quanh bài Tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh - tác phẩm mới của ông.
Gà rán cuối tuần. Truyện ngắn của Phạm Thanh Thúy

Gà rán cuối tuần. Truyện ngắn của Phạm Thanh Thúy

Baovannghe.vn - Chị mở cửa, hai thằng bé con nhà hàng xóm vừa nhanh miệng chào, vừa ùa vào với hai đứa con nhà chị trong phòng khách. Chúng nhập bọn, và mới chỉ nửa phút đã khiến căn phòng náo nhiệt.
Những chuyến đò mưa. Tản văn của Nguyễn Thị Mai Phương

Những chuyến đò mưa. Tản văn của Nguyễn Thị Mai Phương

Baovannghe.vn - Nỗi nhớ về những chuyến đò mưa luôn làm tôi cay mắt, cồn cào. Gặp đâu đó con đò lẻ loi sang bến, tôi lại nhớ những người đàn bà lam lũ quê mình, nhớ mẹ ngồi co ro trong mưa rét trên đò, canh mấy món quà cho chị em tôi.