Văn hóa nghệ thuật

Đồi Thông hai mộ: Từ di cảo đến di sản

Sách
11:32 | 10/05/2024
Sáng ngày 10/5/2024, tại thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình,Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hoà Bình đã tổ chức ra mắt cuốn sách “Đồi Thông hai mộ, từ di cảo đến di sản” của văn sĩ Tùng Giang (Vũ Đình Trung), do Nxb Văn hoá Dân tộc ấn hành
aa

Sáng ngày 10/5/2024, tại thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hoà Bình đã tổ chức ra mắt cuốn sách “Đồi Thông hai mộ, từ di cảo đến di sản” của văn sĩ Tùng Giang (Vũ Đình Trung), do Nxb Văn hoá Dân tộc ấn hành.

Nhà thơ Lê Va, Chủ tịch Hội VHNT Hoà Bình phát biểu tại buổi ra mắt sách

Tới dự lễ ra mắt sách có đại diện lãnh đạo của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hoà Bình; đại diện lãnh đạo huyện Kim Bôi; xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình, nơi có di tích Đồi Thông hai mộ. Tham dự buổi ra mắt cuốn sách còn có lãnh đạo Hội VHNT tỉnh Hoà Bình và các nhà văn, nhà nghiên cứu văn học thuộc Hội Nhà văn Việt Nam, đại diện các văn nghệ sĩ tỉnh Hoà Bình cùng đông đảo bạn đọc yêu văn học và cuốn sách này.

Cuốn sách "Đồi Thông hai mộ từ di cảo đến di sản" mới ra mắt và cuốn "Đồi Thông hai mộ" của tác giả Tùng Giang (Vũ Đình Trung)

Năm 2017, ông Vũ Đình Thảo, cháu nội của cụ Vũ Đình Trung đã dành thời gian để đi tìm ngôi mộ mà ông nội mình từng thấy ở vùng Kim Bôi, Hoà Bình khi xưa. Theo ông Vũ Đình Trung kể lại, hai ngôi mộ nằm trên con đường tắt mà người dân trong vùng hay đi lại từ Kim Bôi sang Chợ Đồn ở Lương Sơn. Khi người dân đi qua ngôi mộ, thường đặt viên đá, hoa trái, hoặc miếng trầu lên ngôi mộ để tưởng nhớ đôi trai gái và cầu may. Khi họ tới Chợ Đồn, người ở nơi khác thường dạt cả ra nhường cho họ mua bán, vì biết rằng họ vừa đi qua hai ngôi mộ thiêng.

Thật may mắn, khi cụ Vũ Đình Trung tản cư về đây năm 1946, được các cụ già địa phương kể cho nghe tích truyện về hai người nằm dưới mộ, đó là đôi trai gái người Mường, họ nhà Lang, yêu nhau mà không lấy được nhau do gia đình ngăn cấm, cô gái đã quyên sinh khi bị ép hôn lần thứ ba.

Chàng trai vì không cưới được người yêu, đã quyết tâm đi du học ở Nhật, với mong muốn thành tài để trở về quê hương, khẳng định chính mình, phục vụ bà con. Nhưng khi trở về quê hương, biết rằng người yêu đã mất, chàng lại một lần nữa ra đi, tham gia chiến trận và khi chàng qua đời, thể theo nguyện vọng của chàng, người dân đã đưa về chôn bên cạnh người yêu.

Sau đó, cảm động về mối tình của hai người, cụ Vũ Đình Trung đã sáng tác tuyệt phẩm thơ với hơn 1.000 câu “Đồi Thông hai mộ”. Bìa tác phẩm này cũng được minh hoạ bằng tranh cô gái Mường bên ngôi nhà sàn.

Luật sư Vũ Đình Thảo, cháu nội của văn sĩ Tùng Giang (Vũ Đình Trung) phát biểu ý kiến tại buổi ra mắt sách
Nhà văn Nguyên An, nguyên Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng Viết văn Nguyễn Du của Hội Nhà văn Việt Nam phát biểu ý kiến

Ngay khi tác phẩm ra đời, vua Bảo Đại (vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn) đã khen thưởng cho tác giả 5.000 đồng tiền Đông Dương (hồi đó giá trị giải thưởng này tương đối lớn, có thể mua được nhà ở mặt phố Hà Nội). Cùng với đó, Việt Nam Văn hoá Hiệp hội thời đó cũng trao giải thưởng cho tác giả.

Nhà thơ Lê Va, Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Hoà Bình trong phát biểu của mình đã nhấn mạnh, “Đồi Thông hai mộ, từ di cảo đến di sản” ra đời là để khẳng định và cũng để “đòi lại” một di chỉ văn hoá của Hoà Bình mà từ trước tới nay, nhiều người không biết, hoặc nhầm lẫn nó ở một địa phương khác. Tác phẩm “Đồi Thông hai mộ” là một tác phẩm lớn, một câu chuyện tình đẹp thời bấy giờ. Cuốn sách “Đồi Thông hai mộ từ di cảo đến di sản” được ấn hành và ra mắt ngày hôm nay đã khẳng định thêm điều đó.

Các đại biểu tham dự buổi ra mắt sách

Cũng tại buổi lễ, nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu, chuyên gia cùng đại diện lãnh đạo địa phương, nơi có “Đồi Thông hai mộ” đã nêu ra những đề nghị đối với đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hoà Bình làm thể nào để biến nơi này thành một địa chỉ du lịch văn hoá, tâm linh góp phần làm giàu thêm nền văn hoá vốn đã nhiều trầm tích của tỉnh, để cho nhiều du khách biết tới, đến tham quan và đóng góp cho sự phát triển chung của du lịch địa phương.

Cuối buổi ra mắt sách, nhà thơ Lê Va, Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Hoà Bình, thay mặt Hội đã tặng cuốn sách "Đồi Thông hai mộ từ di cảo đến di sản" cho đại diện lãnh đạo huyện Kim Bôi, lãnh đạo Thư viện tỉnh Hoà Bình và xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình

Việt Thắng


Thông cáo báo chí số 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Baovannghe.vn - Thứ Sáu, ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Quà tặng của chiến tranh - Truyện ngắn của Hoài Hương

Quà tặng của chiến tranh - Truyện ngắn của Hoài Hương

Baovannghe.vn - Chiến dịch thần tốc như một cơn lốc không ngày không đêm, đơn vị vừa đánh vừa hành quân gần như xuyên dọc theo Quốc lộ 13 hướng về Sài Gòn mỗi ngày một gần thêm.
Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Baovannghe.vn - Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc ngày 22/11 với phiên thảo luận tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Baovannghe.vn - Mây đen tan. Nắng nhẹ. Hương sen còn sót hòa cùng hương bùn đánh dạt mùi khói xe, đưa nụ cười của hai người đàn ông lấp đầy mi mắt đang nhìn về phía mặt trời.
Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Baovannghe.vn - Bài thơ Thề non nước không chỉ là lời tự tình đằm thắm của một tâm hồn thủy chung, tin cậy mà còn cất giấu trong mình một bức tranh thiên nhiên tráng lệ và quyến rũ mê hồn vì một vẻ đẹp như sinh ra bởi con người và cũng chỉ dành để cho con người.