Văn hóa nghệ thuật

"Nghề viết văn" - chỉ lối cho niềm yêu chữ nghĩa

Hoàng Hạnh
Sách 10:00 | 05/06/2025
Nghề viết không phải là cuộc chơi của cảm hứng nhất thời mà là một hành trình dài với phương pháp, kỹ năng và chiến lược rõ ràng. Với cuốn “Nghề viết văn”, nhà văn Uông Triều đã góp phần đặt lại vị thế của người cầm bút trong xã hội, như một người thợ bậc cao của ngôn từ và tư tưởng.
aa

Trong những buổi hội thảo, những cuộc gặp gỡ thân tình hay chỉ đơn giản là quanh bàn trà của người viết trẻ, một câu hỏi thường vang lên: Làm thế nào để trở thành nhà văn? Câu hỏi tưởng chừng cũ kỹ ấy, thực ra luôn chứa đựng một điều sâu xa, rằng có rất nhiều người yêu mến văn chương, muốn dấn thân vào hành trình viết lách, nhưng lại loay hoay không biết bắt đầu từ đâu, rèn luyện thế nào, và liệu có con đường nào rõ ràng để đi mà không phí hoài thời gian, công sức? Tôi đã tìm thấy một cuốn sách có thể phần nào trả lời những băn khoăn đó, Nghề viết văn của nhà văn Uông Triều.

Sách Nghề viết văn của nhà văn Uông Triều. Ảnh: HH.

Trước khi là biên tập viên của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Uông Triều từng là giảng viên tại quê nhà Quảng Ninh. Chính trải nghiệm nghề giáo đã giúp anh có được một phương pháp tư duy mạch lạc, hệ thống – điều hiếm gặp trong giới cầm bút. Và cũng bởi vậy, cuốn sách của anh không chỉ là chia sẻ cảm hứng mà là một hệ thống kiến thức được chắt lọc, có chủ đích, có chiến lược, dành cho những ai thực sự nghiêm túc với con đường viết lách.

Tác phẩm chia làm ba phần: Phần I cung cấp những khái niệm cơ bản, những bước đi đầu tiên giúp người viết hình dung được toàn cảnh quá trình viết. Phần II là khoảng lặng, là "chiếu nghỉ" trong hành lang nghề viết – nơi ta có thể ngẫm nghĩ, quan sát và đối thoại với chính mình. Phần III là kho kinh nghiệm, bí quyết, thủ thuật – như một “túi khôn” mà tác giả gom nhặt trong hành trình sáng tạo của mình.

Nếu xem cả cuốn sách như một giáo trình, thì phần I là bài giảng nền tảng, phần II là bài đọc thêm giàu chất tự sự, còn phần III chính là phần “lưu ý khi làm bài”, những chỉ dẫn thiết thực để vượt qua hành trình viết lách đầy chông gai.

“Nghề viết văn cũng như hội họa, ca hát, điêu khắc... đều cần có kỹ thuật cơ bản mới có thể làm nghề,” - nhà văn Uông Triều từng nhấn mạnh, “Nếu không được trang bị kiến thức, phần lớn người viết chỉ viết bằng bản năng, thiếu chiến lược, thiếu định hướng, và thiếu niềm tin vào chính tác phẩm của mình.”

Điều khiến cuốn sách trở nên đặc biệt chính là ở chỗ: nó không thần thánh hóa nghề văn. Trái lại, nó kéo nghề viết từ đám mây mù của sự ngẫu hứng xuống mặt đất của kỷ luật, kiến thức và lao động. Nó cho thấy: nghề viết hoàn toàn có thể học, hoàn toàn có thể rèn, chỉ cần bạn đủ đam mê, đủ bền bỉ và biết cách đi đúng hướng.

Ở Việt Nam, viết văn lâu nay vẫn thường được nhìn như một nghề “tự nhiên mà đến,” một thiên phú, một cuộc phiêu lưu mộng mị. Nhưng “Nghề viết văn” đã góp phần tháo gỡ định kiến đó. Nó không chỉ đặt nghề viết trở lại đúng với vị thế lao động tư duy mà còn mở ra một không gian học thuật và thực hành, nơi người viết có thể hình dung con đường mình đi như giải một bài toán đã có phương pháp, chứ không còn lần mò trong đêm tối.

“Nghề viết văn” là cuốn sách khơi mở. Nó đem đến một thế giới mới mẻ cho những ai luôn khao khát sống cùng chữ nghĩa. Nó dẫn dắt, tiếp lửa và nhắc chúng ta rằng: tình yêu với văn chương không nên chỉ là mộng tưởng – mà cần được xây trên một nền tảng vững vàng của tri thức, trải nghiệm và lao động nghiêm túc.

Ruộng, rừng, và hành trình đời người

Ruộng, rừng, và hành trình đời người

Ra mắt lần đầu vào năm 2006, Màu rừng ruộng - tiểu thuyết đầu tay của Đỗ Tiến Thụy - đến nay vẫn là tác phẩm gây ám ảnh nhất trong văn nghiệp của anh. Trên nền không gian kép Ruộng và Rừng, nhà văn không chỉ tái hiện một thế giới nông thôn Bắc Bộ và Tây Nguyên hậu chiến bằng lối kể truyền thống ngồn ngộn chi tiết, mà còn mạnh mẽ đặt ra câu hỏi về sự lạc hậu, mông muội và bi kịch tinh thần mà con người phải gánh chịu dưới ách tập tục, luật tục và ký ức tập thể.
Tự do của loài chim - Thơ Vi Thùy Linh

Tự do của loài chim - Thơ Vi Thùy Linh

Baovannghe.vn- Loài chim nào bay cao, nhanh nhất/ Loài chim nào nhiều sức mạnh
Nhà văn, nhà báo Hồ Quang Lợi ra mắt cuốn sách thứ 11 "Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút"

Nhà văn, nhà báo Hồ Quang Lợi ra mắt cuốn sách thứ 11 "Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút"

Baovannghe.vn - Sáng 12/6, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Thư viện Quân đội phối hợp Nhà xuất bản Hà Nội tổ chức lễ ra mắt cuốn sách Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút của nhà văn, nhà báo Hồ Quang Lợi.
Vai trò của thanh niên trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Vai trò của thanh niên trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Baovannghe.vn - Chiều 12/6, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Đề án Thanh niên tham gia bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam giai đoạn 2024-2029.
Triển lãm "Chân dung thời gian" của họa sĩ Phạm Duy Quỳnh

Triển lãm "Chân dung thời gian" của họa sĩ Phạm Duy Quỳnh

Baovannghe.vn - Triển lãm Chân dung thời gian của họa sĩ Phạm Duy Quỳnh giới thiệu tới công chúng 24 tác phẩm sơn dầu và 12 tác phẩm sơn mài khổ lớn trong bộ sưu tập của họa sĩ.