Văn hóa nghệ thuật

Đề cao lòng hiếu thảo, biết ơn cội nguồn tại “Vu lan - đạo hiếu & dân tộc” năm 2025

Phương Nga
Sách 09:49 | 04/06/2025
Baovannghe.vn - Chiều 3/6, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Chương trình Vu lan-đạo hiếu & dân tộc năm 2025. Chương trình sẽ diễn ra từ tháng 6 đến tháng 9/2025.
aa

Chương trình nhằm tiếp nối truyền thống đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam, dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025); 80 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công; 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2025).

Với tinh thần "Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật", Chương trình Vu lan - đạo hiếu & dân tộc năm 2025 là nén tâm hương tri ân những người đã khuất và các bậc tiền nhân, đề cao lòng hiếu thảo và tinh thần biết ơn cội nguồn.

Chương trình khơi dậy và phát huy đạo lý “uống nước nhớ nguồn” - tri ân và báo ân các bậc tiền bối, các anh hùng liệt sĩ; ngợi ca tinh thần bảo vệ chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của dân tộc trong hiện tại và muôn đời mai sau. Chương trình cũng góp phần phát huy truyền thống đạo hiếu của dân tộc Việt Nam, được tổ chức thường niên từ năm 2014 đến nay.

Đề cao lòng hiếu thảo, biết ơn cội nguồn tại “Vu lan - đạo hiếu & dân tộc” năm 2025
Ban tổ chức thông tin về Chương trình "Vu lan-đạo hiếu & dân tộc năm 2025. Ảnh: Nhân Dân điện tử

Phát biểu tại họp báo, hòa thượng Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự, Trưởng Ban Thông tin truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh: Vu lan không chỉ là một lễ nghi tôn giáo mà là lời nhắc nhở mỗi chúng ta quay về cội nguồn yêu thương, về nghĩa nặng ân sâu không gì sánh nổi của các bậc sinh thành. Đồng thời cũng là dịp để khơi dậy lòng biết ơn Tổ quốc, ơn đồng bào, ơn những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Từ đây đến tháng Bảy Phật lịch 2569 - mùa Vu Lan sẽ có nhiều ngày kỷ niệm của dân tộc, đó là: 78 năm Ngày Thương binh liệt sĩ, 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9. "Những cột mốc ấy gợi nhắc mỗi người con đất Việt về bốn trọng ân trong giáo lý nhà Phật: Ân cha mẹ, ân tam bảo, ân quốc gia xã hội và ân chúng sinh vạn loại", hòa thượng Thích Gia Quang nhấn mạnh.

Chương trình "Vu lan-đạo hiếu & dân tộc" năm 2025 nhấn mạnh 5 yếu tố cốt lõi của đạo hiếu trong đời sống hiện đại: Hiếu đạo - cội nguồn tâm linh; Hiếu kính - trọn vẹn nghĩa tình; Hiếu lễ - nếp sống văn hóa; Hiếu trung - lòng son với dân tộc; Hiếu tín - giữ trọn niềm tin.

Theo hòa thượng Thích Gia Quang, trong Phật giáo, chữ hiếu không chỉ biểu hiện nghĩa vụ của con cái với cha mẹ, mà còn mở rộng ra hiếu với đạo pháp, hiếu với cộng đồng-quốc gia-dân tộc, hiếu với cuộc đời: “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”.

Vì thế, chương trình Vu lan-đạo hiếu & dân tộc năm 2025 sẽ có các hoạt động tri ân, thiện nguyện và an sinh xã hội, qua hành trình tri ân tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn-Quảng Trị.

Tiếp đó là hành trình ươm mầm - tiếp sức đến trường nơi núi rừng Tây Bắc. Tại đây, Ban tổ chức sẽ phối hợp với chính quyền địa phương trao tặng sách vở, đồ dùng học tập, các suất học bổng đầu năm học mới.

Trong khuôn khổ chương trình, Ban tổ chức sẽ triển khai thực hiện Cuộc thi viết và vẽ tranh online “Thắp đạo hiếu - Sáng hồn dân tộc” - Thức tỉnh tình yêu quê hương trong trái tim tuổi trẻ, góp phần hiện đại hóa việc truyền cảm hứng đạo hiếu, phù hợp với mọi tầng lớp, đặc biệt là người trẻ.

Điểm nhấn của chương trình là đêm giao lưu nghệ thuật vu lan Đạo hiếu và hồn thiêng Tổ quốc dự kiến diễn ra vào ngày 30/8 tại Cung Văn hóa hữu nghị Hà Nội

Đêm giao lưu sẽ có sự hiện diện và chia sẻ đầy xúc động của chư tôn đức tăng, ni về "Dấu ấn tu sĩ Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến cứu quốc" qua các thời kỳ.

Chương trình được truyền hình trực tiếp trên các kênh truyền hình quốc gia, truyền hình địa phương và truyền hình Phật giáo (Truyền hình An Viên), các nền tảng số, mạng xã hội, qua đó góp phần lan tỏa các giá trị nhân văn-nhân bản-nhân quả cao đẹp của về đạo hiếu trong xã hội.

Ruộng, rừng, và hành trình đời người

Ruộng, rừng, và hành trình đời người

Ra mắt lần đầu vào năm 2006, Màu rừng ruộng - tiểu thuyết đầu tay của Đỗ Tiến Thụy - đến nay vẫn là tác phẩm gây ám ảnh nhất trong văn nghiệp của anh. Trên nền không gian kép Ruộng và Rừng, nhà văn không chỉ tái hiện một thế giới nông thôn Bắc Bộ và Tây Nguyên hậu chiến bằng lối kể truyền thống ngồn ngộn chi tiết, mà còn mạnh mẽ đặt ra câu hỏi về sự lạc hậu, mông muội và bi kịch tinh thần mà con người phải gánh chịu dưới ách tập tục, luật tục và ký ức tập thể.
Tự do của loài chim - Thơ Vi Thùy Linh

Tự do của loài chim - Thơ Vi Thùy Linh

Baovannghe.vn- Loài chim nào bay cao, nhanh nhất/ Loài chim nào nhiều sức mạnh
Nhà văn, nhà báo Hồ Quang Lợi ra mắt cuốn sách thứ 11 "Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút"

Nhà văn, nhà báo Hồ Quang Lợi ra mắt cuốn sách thứ 11 "Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút"

Baovannghe.vn - Sáng 12/6, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Thư viện Quân đội phối hợp Nhà xuất bản Hà Nội tổ chức lễ ra mắt cuốn sách Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút của nhà văn, nhà báo Hồ Quang Lợi.
Vai trò của thanh niên trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Vai trò của thanh niên trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Baovannghe.vn - Chiều 12/6, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Đề án Thanh niên tham gia bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam giai đoạn 2024-2029.
Triển lãm "Chân dung thời gian" của họa sĩ Phạm Duy Quỳnh

Triển lãm "Chân dung thời gian" của họa sĩ Phạm Duy Quỳnh

Baovannghe.vn - Triển lãm Chân dung thời gian của họa sĩ Phạm Duy Quỳnh giới thiệu tới công chúng 24 tác phẩm sơn dầu và 12 tác phẩm sơn mài khổ lớn trong bộ sưu tập của họa sĩ.