Văn hóa nghệ thuật

Goncourt 2024 - giải thưởng văn học danh giá của Pháp được trao cho nhà văn Algeria

Mai Lan
Sách 19:00 | 05/11/2024
Baovannghe.vn - Giải Goncourt 2024, một trong những giải thưởng văn học danh giá nhất của Pháp, đã được trao cho nhà văn người Algeria, Kamel Daoud, với tiểu thuyết Houris do nhà xuất bản Gallimard phát hành. Buổi lễ công bố diễn ra vào thứ Hai tại nhà hàng Drouant ở Paris, với Kamel Daoud giành chiến thắng ngay từ vòng đầu tiên với sáu phiếu bầu, đánh bại các tác phẩm của Hélène Gaudy, Gaël Faye và Sandrine Collette.
aa

Kamel Daoud, sinh năm 1970 tại Algeria. Ông là con cả trong gia đình có sáu anh chị em, lớn lên trong một gia đình Hồi giáo nói tiếng Ả Rập. Ông theo học ngành văn học Pháp tại Đại học Oran. Và là nhà báo tại Quotidien d'Oran và trở thành một tác giả nổi tiếng qua tác phẩm Meursault, contre-enquête (Meursault, phản điều tra). Kamel Daoud đã quyết định định cư tại Pháp sau khi trở thành công dân Pháp cách đây ba năm.

Ở quê nhà Algeria, ông phải đối mặt với nhiều lời đe dọa vì các tác phẩm của mình. Một giáo sĩ đã từng tuyên bố công khai: "nếu luật Hồi giáo Sharia được áp dụng ở Algeria, hình phạt cho Kamel Daoud sẽ là tử hình vì tội bội giáo và dị giáo".

Goncourt 2024 - giải thưởng văn học danh giá của Pháp được trao cho nhà văn Algeria
Kamel Daoud nhà văn gốc Algeria nhận giải Goncourt 2024, một trong những giải thưởng văn học danh giá nhất của Pháp. Ảnh: Sarah Meyssonnier

Còn tiểu thuyết của ông đã vi phạm quy định trong hiến chương hòa bình và hòa giải dân tộc của Algeria. Quy định này cấm thảo luận công khai về cuộc nội chiến tàn khốc diễn ra từ năm 1992 đến 2002, cuộc xung đột đã cướp đi sinh mạng của khoảng 60.000 đến 200.000 người và khiến hàng nghìn người mất tích.

Houris (Thiên nữ) kể về nhân vật Aube, một người sống sót sau Thập kỷ Đen (1991-2002) tại Algeria, khi đất nước chìm trong xung đột nội chiến. Daoud đã nhấn mạnh câu chuyện về sự sống còn và bi kịch của phụ nữ trong bối cảnh chiến tranh, thông qua nhân vật chính Aube, người vừa mang thai vừa phải đối mặt với ký ức đau buồn về thời kỳ đẫm máu này. Tác phẩm thể hiện lòng can đảm chính trị, đặc biệt khi Houris bị chính quyền Algeria kiểm duyệt và cấm phát hành tại Hội chợ Sách Quốc tế Algiers.

“Cuốn sách này ra đời vì tôi đang ở Pháp. Đó là đất nước cho tôi tự do viết lách. Nói về chiến tranh không phải là điều dễ dàng, cần có thời gian, sự thương tiếc, khoảng cách. Đó là một cuốn sách đi theo hướng hy vọng ”, tác giả Kamel Daoud phát biểu.

Didier Decoin, cựu chủ tịch ban giám khảo Goncourt, người từng giữ vị trí này trong ba năm và hiện đang thành viên ban giám khảo, nhận xét về Houris của Kamel Daoud là "một cuốn sách rất, rất hay." Ông nhấn mạnh rằng tác phẩm này giúp người đọc nhận thức rõ hơn về những sự kiện nghiêm trọng đã diễn ra tại Algeria, những sự kiện mà những người có trách nhiệm đã tìm cách che giấu, nhưng được Kamel Daoud phơi bày một cách mạnh mẽ. Ông còn khen ngợi cách Daoud khắc họa hình ảnh phụ nữ, những đau khổ mà họ trải qua, và đặc biệt là cách ông tôn vinh thơ ca Ả Rập, tựa như tiếng nhạc của Scheherazade vang lên xuyên suốt tác phẩm và đã cuốn hút ông sâu sắc.

Còn về phần nhà xuất bản, Antoine Gallimard, chủ tịch tập đoàn Madrigall, hoan nghênh chiến thắng của Kamel Daoud: “Hiếm khi nào có được một cuốn sách đăng quang vừa có chất lượng văn học cao, vừa mang một thông điệp chính trị ghê gớm. Vì thế chúng tôi vô cùng hạnh phúc."

Với chiến thắng này, Daoud đã khẳng định quyền tự do ngôn luận và tiếng nói của văn học. Kamel Daoud đã cống hiến cả cuộc đời cho báo chí và văn chương, với mong muốn kể lại những câu chuyện chân thực về cuộc chiến tại quê hương mình. Giải Goncourt lần này không chỉ tôn vinh tài năng văn chương của Kamel Daoud mà còn là một lời tuyên ngôn về tự do sáng tác và sự trân trọng dành cho những tác phẩm có giá trị chính trị sâu sắc. Như lời của Éric-Emmanuel Schmitt, một thành viên ban giám khảo khác lại phát biểu: "Có những cuốn sách được Goncourt tôn vinh và có những cuốn sách tôn vinh Goncourt.”

Bình luận

avatar-comment
Kẻ cam phận. Truyện ngắn của Claire Castillon

Kẻ cam phận. Truyện ngắn của Claire Castillon

Baovannghe.vn - Tôi không hiểu tại sao con gái tôi lại trở nên hung tợn. Tôi cố hẹn gặp nhóm tư vấn để trình bày tháng sau tôi mới có thể gặp được họ.
Lời khuyên tinh tế từ các nhà văn kì cựu quốc tế cho viết lách

Lời khuyên tinh tế từ các nhà văn kì cựu quốc tế cho viết lách

Baovannghe.vn - Tại Paris - thủ đô văn chương, hiệu sách huyền thoại Shakespeare and Company vẫn là biểu tượng của giấc mơ viết lách. Tuyển tập phỏng vấn các tác giả từng xuất hiện tại đây mang đến cái nhìn sâu sắc và sống động về nghề viết, như một cuộc trò chuyện kéo dài mãi giữa văn chương, ý tưởng và sáng tạo.
Khởi động vở nhạc kịch “Café bánh mì”

Khởi động vở nhạc kịch “Café bánh mì”

Baovannghe.vn - Hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2025), Nhà hát Kịch Việt Nam phối hợp với các các nghệ sỹ Hàn Quốc thực hiện vở nhạc kịch “Café bánh mì” – thể hiện hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các tầng lớp nhân dân Việt Nam yêu nước.
Chính phủ: Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Chính phủ: Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Baovannghe.vn- Sáng 20/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 chủ trì Phiên họp lần thứ ba của Ban Chỉ đạo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.
Tổ chức thiết kế logo kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Tổ chức thiết kế logo kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Baovannghe.vn - Bộ VHTT&DL đã ban hành Quyết định số 2507/QĐ – BVHTTDL về việc tổ chức thiết kế Biểu trưng (logo), bộ nhận diện, phục vụ công tác tuyên truyền các hoạt động Kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 - 06/01/2026).