Văn hóa nghệ thuật

GS. Hà Minh Đức kể về người học trò đặc biệt - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nguyên Khánh - Ngọc Ánh
Văn hóa nghệ thuật
10:18 | 21/07/2024
Ở tuổi 90, GS. Hà Minh Đức vẫn nhớ rõ những lần gặp gỡ, trò chuyện thân tình với học trò - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông thường nhắc đến Tổng Bí thư bằng cách gọi thân mật “anh Trọng”. Ông viết ngay một bài thơ sau khi nhận tin buồn.
aa

GS. NGND, nhà văn Hà Minh Đức thuộc thế hệ giảng viên đầu tiên của Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), cùng với các giáo sư, nhà giáo danh tiếng như Nguyễn Tài Cẩn, Đinh Gia Khánh, Lê Hồng Sâm...

Ông chia sẻ với Tiền Phong nhiều kỷ niệm với một trong những học trò xuất sắc nhất của ông - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong lớp Văn 8 (1963-1967), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một trong số học trò ít tuổi nhất.

GS. Hà Minh Đức kể về người học trò đặc biệt - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm tại buổi gặp mặt lớp Văn K8 (1963-1967), Đại học Tổng hợp Hà Nội - Ảnh: TPO

Nhận tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, GS. Hà Minh Đức buồn, đau xót. Ông bảo rằng đó cũng là cảm xúc chung của người dân Việt Nam.

Trong căn phòng nhỏ ở phố Vĩnh Hưng sáng 20/7, GS. Hà Minh Đức nhớ rõ những buổi gặp, trò chuyện thân tình với học trò. Ôn lại thời làm chủ nhiệm lớp Văn K8, GS. Hà Minh Đức nhận định cậu học trò Nguyễn Phú Trọng thời ấy "chăm chỉ, kiệm lời, được nhiều người yêu mến".

“Dù ở cương vị nào, đồng chí Nguyễn Phú Trọng cũng luôn có ý thức là học trò khi về thăm thầy cô giáo cũ. Có lần, trong cuộc họp của đội ngũ sinh viên ra trường sớm để vào miền Nam công tác, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không đứng chung hàng với các thầy cô để chụp ảnh. Hàng đầu tiên chỉ có 5-6 thầy cô giáo ngồi ghế, anh Trọng đứng phía sau cùng các sinh viên”, GS. NGND Hà Minh Đức nhớ lại.

GS. Hà Minh Đức từng giữ nhiều chức vụ như Viện trưởng Viện Văn học (Viện Khoa học xã hội Việt Nam, nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Ủy viên Hội đồng Lý luận, Phê bình VHNT T.Ư, thành viên Ủy ban Giáo dục toàn quốc...

Năm 2022, cuộc gặp của lớp Văn K8 (Đại học Tổng hợp Hà Nội) nhân kỷ niệm 55 năm ngày ra trường cũng có sự tham dự của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Cuộc gặp được ghi lại trong những thước phim tư liệu quý giá "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực", phát sóng tối 19/7.

GS. Hà Minh Đức kể về người học trò đặc biệt - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Nhà giáo Hà Minh Đức gìn giữ cẩn thận tấm ảnh chụp chung với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Nguyên Khánh.

Nhà giáo Hà Minh Đức nhớ lại sự kiện lớp Văn 8 gặp gỡ, kỷ niệm 55 năm ra trường, tổ chức tại báo Nhân dân (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Sinh viên tụ họp về rất đông, trò chuyện dưới gốc đa trong khuôn viên của báo.

“Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới sau một chút. Thấy tôi đứng lên, Tổng Bí thư ôm vai, kịp đỡ tay và mời thầy giáo ngồi xuống. Trong cuộc gặp, Tổng Bí thư vẫn nhận ra nhiều bạn học cũ. Phát biểu trước các học trò, tôi khẳng định đồng chí Nguyễn Phú Trọng được Đảng, Nhân dân tin tưởng, giữ trọng trách lớn nhờ các yếu tố: trí tuệ, tài năng, bản lĩnh và đạo đức", GS. Hà Minh Đức kể.

Gần cuối cuộc gặp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu ngắn gọn, cảm ơn ý kiến của thầy Hà Minh Đức. Tổng Bí thư nhấn mạnh trước sau vẫn là học trò của các thầy, là bạn thân của các sinh viên trong lớp.

Các thành viên lớp Văn K8 ngày ấy tự hào vì có một người bạn dù giữ cương vị cao nhất của Đảng, Nhà nước vẫn đôn hậu, giản dị, nghĩa tình như ngày nào.

Trích bài thơ GS. Hà Minh Đức viết sau khi nhận tin Tổng Bí thư từ trần:

Anh là ngọn cây cao

Vươn nhanh tới trời xanh

Anh là ngọn gió mát

Của làng quê yên lành

Nhớ những ngày sơ tán

Quây quần cùng bè bạn

...

Sao anh vội ra đi

Việc nước còn dang dở

Trang sách còn để mở

Chuyện buồn đến bất kỳ.

Theo Nguyên Khánh, Ngọc Ánh - Báo Tiền Phong

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG TỪ TRẦN Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo được nhân dân yêu mến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Trọn một đời vì Đảng, vì dân Toàn văn bài viết của Chủ tịch nước Tô Lâm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Nhìn lại chỉ đạo sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc
tienphong.vn
Dấu mốc trên hành trình tiểu thuyết

Dấu mốc trên hành trình tiểu thuyết

Baovanghe.vn - Tấn kịch ở Hạ Lỗi là tiểu thuyết thứ 6 trên hành trình tiểu thuyết của Nguyễn Nhuận Hồng Phương. Thiên truyện bắt đầu bằng cuộc hồi hương nhọc nhằn và bất đắc dĩ của thông phán Trịnh Huệ và cậu con trai Trịnh Hạ mới 7 tuổi đầu của ông.
Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 19/9 - 20/9, mưa lớn xảy ra tại khu vực từ Thanh Hóa - Quảng Trị
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.