Văn hóa nghệ thuật

Hoàng hậu Nam Phương - Sứ giả Áo dài thập niên 30-50

Hân My
Văn hóa nghệ thuật
08:34 | 26/11/2024
Baovannghe.vn - Hưởng ứng Ngày Di sản Việt Nam và kỷ niệm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, sáng 23/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề Hoàng hậu Nam Phương - Sứ giả Áo dài thập niên 30-50.
aa

Buổi tọa đàm có sự đồng hành của Tiến sĩ Vĩnh Đào và tác giả Nguyễn Thị Thanh Thúy - những người chấp bút cuốn sách Theo dấu Hoàng hậu Nam Phương và Vua Bảo Đại (NXB Phụ nữ Việt Nam, 2024). Đây được coi là cuốn tư liệu lịch sử được thực hiện công phu, với nhiều thông tin mới về con người và cuộc đời Vua Bảo Đại (1913-1997) cũng như Hoàng hậu Nam Phương (1913-1963).

Hoàng hậu Nam Phương - Sứ giả áo dài thập niên 30-50
Hoàng hậu Nam Phương - Sứ giả Áo dài thập niên 30-50
Hoàng hậu Nam Phương trong trang phục áo dài - Ảnh: Bảo tàng Hamburg
Hoàng hậu Nam Phương - Sứ giả Áo dài thập niên 30-50
Hoàng hậu Nam Phương - Sứ giả Áo dài thập niên 30-50
Hoàng hậu Nam Phương - Sứ giả Áo dài thập niên 30-50
Hoàng hậu Nam Phương - Sứ giả Áo dài thập niên 30-50
Hoàng hậu Nam Phương - Sứ giả Áo dài thập niên 30-50
Hoàng hậu Nam Phương - Sứ giả Áo dài thập niên 30-50
Hoàng hậu Nam Phương - Sứ giả Áo dài thập niên 30-50 - Ảnh: Tư liệu

Tại buổi tọa đàm, các diễn giả đã có những chia sẻ thú vị về Hoàng hậu Nam Phương và Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Áo dài - một trang phục truyền thống mang trong mình nhiều ý nghĩa lịch sử và giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. Được biết, trong các hoạt động xã hội, Hoàng hậu Nam Phương thường xuyên xuất hiện cùng chiếc áo dài, vừa cao quý, sang trọng vừa gần gũi, bình dị...

Đặc biệt, áo Nhật Bình là trang phục dành cho các hoàng hậu, công chúa và quý phi, được thiết kế tinh xảo với những hoa văn cung đình đặc trưng, tượng trưng cho quyền lực và sự cao quý. Hình ảnh Hoàng hậu Nam Phương trong chiếc áo Nhật Bình không chỉ thể hiện khí chất đỉnh cao của một bậc mẫu nghi mà còn gợi nhớ về một thời kỳ vàng son của lịch sử Việt Nam.

Hoàng hậu Nam Phương - Sứ giả Áo dài thập niên 30-50
Hoàng hậu Nam Phương - Sứ giả Áo dài thập niên 30-50
Hoàng hậu Nam Phương - Sứ giả Áo dài thập niên 30-50
Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

Chiếc áo Nhật Bình từng thuộc về Hoàng hậu Nam Phương đã được gia đình bà Phan Thúy Khanh, cùng con trai Trần Phan Anh mang về từ bộ sưu tập Linda Wrigglesworth ở nước ngoài và chính thức hiến tặng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vào ngày 23/11 trước sân Điện Thái Hòa uy nghi.

Một số hình ảnh tại buổi tọa đàm:

Hoàng hậu Nam Phương - Sứ giả Áo dài thập niên 30-50
Hoàng hậu Nam Phương - Sứ giả Áo dài thập niên 30-50
Hoàng hậu Nam Phương - Sứ giả Áo dài thập niên 30-50
Hoàng hậu Nam Phương - Sứ giả Áo dài thập niên 30-50
Ảnh: Nguyễn Thị Thanh Thúy

Hoàng hậu Nam Phương là người có nhiều đóng góp cho nền giáo dục, y tế và văn hóa trang phục nước nhà. Cuối năm 1937, Viện Hàn lâm Y khoa Pháp trao tặng Hoàng hậu Huân chương Bạc mạ vàng (Médaille de vermeil) - huân chương cao quý nhất của Viện, tưởng thưởng những cá nhân, tổ chức có công lớn trong các lĩnh vực giúp đỡ người bệnh, giáo dục trị liệu, nghiên cứu y khoa và ngừa bệnh. Năm 1939, chính phủ Pháp trao tặng Hoàng hậu Bội tinh Y tế công cộng đệ nhất đẳng - bậc cao nhất của một huân chương trong lĩnh vực y tế.

Đích thân Hầu tước De Lillers - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ đã đến tư thất của Hoàng đế và Hoàng hậu ở số 13 đường Lamballe để trao tặng Hoàng hậu Huân chương Vàng Chữ Thập Đỏ bởi đã hết lòng giúp đỡ Hội Chữ thập đỏ tại Trung Kỳ. Hầu tước chia sẻ: "Nhờ hành động của Hoàng hậu và Hoàng đế mà hàng trăm ngàn người, có thể cả triệu người, đã được cứu giúp, săn sóc, thoát khỏi bệnh tật". Huân chương Vàng Chữ Thập Đỏ hết sức cao quý vì thời điểm đó trên thế giới chỉ có 8 nhân vật đang sống được trao tặng huân chương này. Trong phần đáp từ, Hoàng hậu Nam Phương bày tỏ sự vui mừng vì đã đóng góp vào công cuộc chung của Hội Chữ thập đỏ và giúp phụ nữ An Nam tiếp xúc với các điều kiện chăm sóc sức khỏe theo khoa học Tây phương.

Hân My | Báo Văn nghệ

Xã hội hóa xuất bản sách giáo khoa: Thành tựu của đổi mới toàn diện giáo dục

Xã hội hóa xuất bản sách giáo khoa: Thành tựu của đổi mới toàn diện giáo dục

Baovannghe.vn - Kết quả bước đầu trong thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa đã khẳng định đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp với xu thế, là cơ sở để đạt được mục tiêu của đổi mới giáo dục.
Một thực hành di sản tại Nhật Bản

Một thực hành di sản tại Nhật Bản

Baovannghe.vn - Khi tới Bảo tàng Tokugawa từ ngày 22/10/2024 đến ngày 04/11/2024, khán giả có dịp chiêm ngưỡng bộ sưu tập của gia tộc Tokugawa về “Truyện Genji” cùng thế giới Miyabi (Nhã) đại diện cho văn hóa quý tộc Nhật Bản xưa.
Lý do một số nhà nghiên cứu nữ không thích đọc lại "Lolita" và "Không có vua"

Lý do một số nhà nghiên cứu nữ không thích đọc lại "Lolita" và "Không có vua"

Baovannghe.vn - Tại Viện Văn học, buổi tọa đàm Nữ tính vĩnh hằng và sự chất vấn từ cảm quan giới đã khơi dậy những thảo luận thú vị xoay quanh ý niệm về nữ quyền trong văn chương và sự định hình cảm quan giới qua các tác phẩm kinh điển. Không chỉ dừng lại ở học thuật, các diễn giả còn đặt ra những chất vấn về vai trò thực sự của phụ nữ trong văn học và xã hội hiện đại.
Câu chuyện của chính mỗi chúng ta. Nhà văn Nguyễn Bình Phương

Câu chuyện của chính mỗi chúng ta. Nhà văn Nguyễn Bình Phương

Baovannghe.vn - Giải thưởng SEA Write, hay Giải thưởng Nhà văn Đông Nam Á, là giải thưởng được trao hàng năm kể từ năm 1979 cho các nhà thơ và nhà văn Đông Nam Á. Giải thưởng được trao cho các nhà văn từ mỗi quốc gia trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Buổi lễ được tổ chức tại Bangkok, với sự chủ trì của một thành viên hoàng gia Thái Lan. Nhà văn Nguyễn Bình Phương đã vinh dự được nhận Giải thưởng Nhà văn Đông Nam Á (S.E.A Write Award) năm 2022 với tiểu thuyết "Một ví dụ xoàng".
Nhớ anh Tưởng - Bút ký của nhà văn Anh Đức

Nhớ anh Tưởng - Bút ký của nhà văn Anh Đức

Baovannghe.vn - Ở anh Tưởng tôi đã học được nhiều điều, mà ngay bản thân anh có khi cũng không biết là đã trao cho chúng tôi những gì mình có. Ở đây, có điều cần nói rằng trước khi tôi tiếp nhận được những điều bổ ích khác ở nơi anh, thì tôi đã tiếp nhận ở anh chính con người anh. Con người anh Nguyễn Huy Tưởng rõ ràng là một con người nhà văn chân chính đã đi vào công việc sánh tác văn học một cách nghiêm chỉnh, cẩn trọng và trung thực ở ngay trong sự thâm nhập đời sống, trong thái độ làm việc và cả trong cung cách ứng xử ngày thường.