Hội thảo khoa học Tổng trấn Nguyễn Văn Thành (1758-1817) với Thăng Long - Hà Nội được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã nhận được gần 20 bài tham luận của các nhà khoa học từ Cục Di sản Văn hóa, Viện Sử học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế và Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Hội thảo tập trung nghiên cứu, đánh giá các nội dung:
1. Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành - Con người, sự nghiệp và những đóng góp với Thăng Long - Hà Nội.
2. Kế thừa và phát huy Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, mang dấu ấn của danh nhân Nguyễn Văn Thành trong giai đoạn hiện nay.
Có thể kể đến một số tham luận được trình bày tại hội thảo như: Nguyễn Văn Thành - Thân thế và sự nghiệp của PGS.TS Nguyễn Đức Nhuệ; Chính sách chấn hưng giáo dục khoa cử và ứng xử với sĩ phu Bắc Hà của quan Tổng trấn Nguyễn Văn Thành của TS Trịnh Thị Hà; Tổng đốc Hà Nội Đặng Văn Hòa (Thiêm) - Người tiếp bước Quận công Nguyễn Văn Thành giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội của TS Nguyễn Hữu Tâm; Quản lý Di sản văn hóa Quận công Nguyễn Văn Thành trên đất Thăng Long - Hà Nội của TS Nguyễn Văn Tú; Bảo tồn Khuê Văn Các - thực trạng và giải pháp của PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng; Tổng trấn Nguyễn Văn Thành trong tâm thức của hậu thế của TS Nguyễn Duy Hưng (hậu duệ đời thứ 6 của Tổng trấn Nguyễn Văn Thành)...
Các đại biểu làm lễ dâng hương tôn vinh các bậc Tiên Thánh, Tiên Hiền, danh nhân Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành |
Toàn cảnh hội thảo |
TS Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phát biểu Đề dẫn hội thảo |
Các đại biểu tham dự hội thảo |
PGS.TS Nguyễn Đức Nhuệ trình bày tham luận "Nguyễn Văn Thành - Thân thế và sự nghiệp" |
TS Trịnh Thị Hà trình bày tham luận "Chính sách chấn hưng giáo dục khoa cử và ứng xử với sĩ phu Bắc Hà của quan Tổng trấn Nguyễn Văn Thành" |
TS Nguyễn Hữu Tâm trình bày tham luận "Tổng đốc Hà Nội Đặng Văn Hòa (Thiêm) - Người tiếp bước Quận công Nguyễn Văn Thành giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội" |
TS Nguyễn Văn Tú trình bày tham luận "Quản lý Di sản văn hóa Quận công Nguyễn Văn Thành trên đất Thăng Long - Hà Nội" |
PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng trình bày tham luận "Bảo tồn Khuê Văn Các - thực trạng và giải pháp" |
TS Nguyễn Duy Hưng (hậu duệ đời thứ 6 của Tổng trấn Nguyễn Văn Thành) trình bày tham luận "Tổng trấn Nguyễn Văn Thành trong tâm thức của hậu thế" |
TS Phan Đăng Long phát biểu tại hội thảo |
TS Trần Hậu Yên Thế phát biểu tại hội thảo |
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo - Ảnh: Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám |
Nguyễn Văn Thành (1758-1817) nguyên quán ở làng Bác Vọng Tây, tổng Phú Ốc, huyện Quảng Điền, phủ Triệu Phong (nay thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế). Ngay từ sớm, ông đã theo giúp chúa Nguyễn, trở thành vị dũng tướng có nhiều công lao và được Nguyễn Ánh (sau này là vua Gia Long) hết sức tin tưởng. Trên cương vị Tổng trấn Bắc Thành, Nguyễn Văn Thành đã có nhiều quyết sách sáng suốt về chính trị, kinh tế và văn hóa, chăm lo đời sống nhân dân, chiêu mộ dân lưu tán ở Bắc Thành về quê cũ làm ăn; cho đắp đê và trị thủy ở vùng đồng bằng Bắc bộ; ban hành nhiều chính sách chấn hưng giáo dục, chiêu dụ hào kiệt, văn sĩ Bắc Hà ra giúp sức xây dựng đất nước; xây dựng và tu sửa thành Thăng Long; trùng tu Văn Miếu, xây thêm Khuê Văn Các; xây dựng các công trình kiến trúc như Kỳ Đài, chợ Đồng Xuân... Những quyết sách và việc làm của Tổng trấn Nguyễn Văn Thành rất hiệu quả, giúp đời sống nhân dân dần được an ổn. Vì vậy, ông giành được được sự kính phục của giới văn nhân, sĩ phu, sự tin phục, kính yêu của nhân dân Bắc Hà trong hơn 8 năm giữ cương vị Tổng trấn Bắc Thành (1802-1810). |
Xuân Phong | Báo Văn nghệ